QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người lao động. Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc này không chỉ được thực hiện bởi người sử dụng lao động mà còn thực hiện bởi người lao động. Vậy những hành vi nào được xem là quấy rối tình dục nơi làm việc? Và hình thức xử lý đối với vấn đề này ra sao? Bài viết dưới đây NPLaw sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về vấn đề “quấy rối tình dục nơi làm việc”.

quấy rối tình dục nơi làm việc

I. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì? 

Tại Khoản 9 Điều 3 BLLĐ năm 2019 có quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc như sau: “Quấy rối tình dục nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động”. Theo đó, nơi làm việc theo quy định là bao gồm cả những địa điểm không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định. Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được thực hiện trong môi trường lao động, tại chính nơi làm việc của người lao động. Một người lao động một ngày có thể làm việc tối đa 08 giờ hoặc làm theo ca 04 giờ đồng hồ nên thời gian của họ tại nơi làm việc có thể rất dài, điều đó đòi hỏi môi trường làm việc của người lao động phải ổn định và an toàn. Do đó hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc trở nên vô cùng nghiêm trọng.

Ví dụ: Trong hợp đồng lao động giữa chị A và công ty B thì địa điểm làm việc là tại trụ sở chính của công ty B nhưng trong quá trình làm việc phải tham gia hội thảo của công ty khác. Tại nơi dự hội thảo này thì chị A bị quấy rối tình dục nhưng đây vẫn được coi là quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

II. Những hành vi nào được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc?

Theo quy định của Điều 84 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc, hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.

- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:

+ Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục. Các hành vi này là các hành vi tác động thể chất trực tiếp, qua chân, tây hoặc các bộ phận khác trong cơ thể vào cơ thể của người lao động, khiến người này cảm thấy khó chịu và cảm nhận được tính tình dục của hành vi. Hành vi này ở mức độ nhẹ có thể chỉ là động chạm, không gây tác động lớn về thể chất cho người lao động. Nhưng ở mức độ cao hơn, người có các hành vi này có thể bao gồm cả vũ lực như bịt miệng, bóp cổ, đấm đá, trói hoặc các hành vi liên quan. Ở mức độ này, hành vi này có thể trở thành hành vi khách quan cấu thành tội phạm hiếp dâm.

hành vi quấy rối công sở

+ Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục. Các hành vi này có thể bao gồm dưới dạng đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa bằng lời nói ép buộc người khác quan hệ tình dục để lấy bất kỳ lợi ích nào hoặc không có lợi ích nào cả. Hành vi quấy rối tình dục bằng lời nói không có tính thể chất nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người bị quấy rối tình dục, khiến họ cảm thấy bị đe dọa và không thể tiếp tục làm việc một cách bình thường tại nơi làm việc. Tuy nhiên, hành vi này khó có thể thu nhập các chứng cứ cụ thể vì lời nói khó có thể được ghi âm lại trong một khoảng khắc ngắn.

Ví dụ: Người sử dụng lao động nói chuyện về vấn đề bộ phận nhạy cảm của một người lao động nữ nào đó.

+ Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể, trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử. Đây cũng là các hành vi chớp nhoáng mà người lao động hoặc người sử dụng lao động rất khó để xác minh chứng cứ. Người bị quấy rối tình dục phi lời nói cũng cảm thấy bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm cũng như có cảm giác bị đe dọa, không an toàn khi làm việc.

Ví dụ: Một người lao động thực hiện các hành vi miêu tả hành vi quan hệ tình dục với một người lao động khác giới không thân quen.

III. Quy định pháp luật về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc

  • Quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Căn cứ pháp lý: Điều 86 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Theo quy định trên, người sử dụng lao động cần thực hiện các nghĩa vụ sau:

- Thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho người lao động;

- Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa, hạn chế quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người lao động có các nghĩa vụ sau:

- Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Tham gia xây dựng môi trường làm việc không có quấy rối tình dục;
- Ngăn cản, tố cáo hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Ngoài ra, tổ chức đại diện người lao động cũng có những trách nhiệm nhất định để góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống quấy rối tình dục nơi làm việc như:

-  Tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Cung cấp thông tin, tư vấn và đại diện cho người lao động bị quấy rối tình dục, người lao động đang bị khiếu nại, bị tố cáo có hành vi quấy rối tình dục;

- Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

  • Quy định pháp luật về mức xử phạt đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Trước hết, tại Khoản 3 Điều 8 BLLĐ năm 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động, trong đó có “quấy rối tình dục tại nơi làm việc”. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó có nội dung về xử phạt quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Cụ thể, khoản 3 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định thực hiện hợp đồng nêu rõ: Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Như vậy, hiện nay, theo quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ có thể bị phạt tiền từ 15 - 30 triệu đồng.

quy định phạt cho tội quấy rối tình dục

Ngoài ra, về truy cứu hình sự hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc chưa được Bộ luật Hình sự quy định cụ thể. Tuy nhiên, nếu chứng minh được hành vi quấy rối tình dục đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm; danh dự người khác; thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý hình sự về: Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015.

IV. Giải đáp thắc mắc về quấy rối tình dục tại nơi làm việc

4.1 Dùng lời nói có nội dung tình dục để quấy rối có phải là quấy rối tình dục nơi công sở không?

Tại điểm b Khoản 2 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi được xem là quấy rối tình dục, trong đó có: “Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;”. Như vậy, việc dùng lời nói có nội dung tình dục được xem là một trong những hành vi quấy rối tình dục nơi công sở và bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 

4.2 Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì có được chấm dứt hợp đồng trước thời hạn không?

Việc người sử dụng lao động có hành vi quấy rối tình dục người lao động tại nơi làm việc là vi phạm hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động theo khoản 3 Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019. Vì vậy, tại điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu người lao động bị người sử dụng lao động quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước. Việc quy định như vậy nhằm bảo vệ nhân phẩm, danh dự cho người lao động một cách kịp thời.

4.3 Có được sa thải người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc không?

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động năm 2019 và điểm d khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về nội quy lao động thì người sử dụng lao động buộc phải quy định các nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc và trình tự, thủ tục xử lý các hành vi này vào nội quy lao động và phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc. Theo đó, khi có người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì người đó sẽ bị xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hình thức xử lý đã được quy định trong nội quy lao động. Bên cạnh đó, tại Điều 124 Bộ luật Lao động năm 2019 thì các hình thức xử lý kỷ luật lao động có thể được áp dụng sẽ bao gồm: khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức; sa thải. Theo đó, tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng có quy định về trường phải áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải, trong đó có hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.  

Như vậy, khi người lao động có một trong những hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nêu trên thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cao nhất là sa thải đối với người lao động này.

4.4 Nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục có thể xem là một trong ba hình thức quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo Dự thảo mới?

Theo Dự thảo Bộ quy tắc ứng xử phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì Quấy rối tình dục quy định 03 hình thức quấy rối tình dục tại nơi làm việc gồm: Quấy rối mang tính thể chất, bằng lời nói, phi lời nói. Cụ thể:

- Quấy rối bằng hành vi mang tính thể chất như có những hành động, cử chỉ động chạm, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục, như cố tình động chạm không mong muốn, sờ mó, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp, hay hôn; tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm…

- Quấy rối bằng lời nói: Dùng lời nói trực tiếp, qua điện thoại, hoặc phương tiện điện tử có nội dung tính dục, ngụ ý tình dục, nhận xét không phù hợp về xã hội, văn hóa, có lời lẽ khiếm nhã, nhận xét về trang phục, cơ thể của người nào đó khi có mặt hoặc hướng vào họ, đề nghị đi chơi mang tính cá nhân, riêng tư một cách liên tục...

hành vi gợi dục

- Quấy rối tình dục phi lời nói: Gồm ngôn ngữ cơ thể, trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan hoạt động tình dục, nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, biểu hiện không đứng đắn, dùng cử chỉ ngón tay, phô bày tài liệu khiêu dâm, gửi ảnh, đồ vật, tin nhắn liên quan tới tình dục.

Theo đó, nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

4.5 Cấp trên cố tình động chạm cấp dưới khi đi công tác chung có phải quấy rối tình dục nơi công sở không?

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì hành vi cố tình động chạm sẽ bị xem là quấy rối tình dục khi hành vi này mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục. Đồng thời theo khoản 3 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm cả những hành vi quấy rối tại nơi đi công tác (chuyến đi công tác chính thức). Do đó, hành vi cấp trên cố tình đụng chạm cấp dưới khi đi công tác chung có thể bị coi là quấy rối tình tình dục nếu đáp ứng các điều kiện về hành vi và nơi thực hiện theo quy định pháp luật. 


Trên đây là nội dung tư vấn của Hãng luật NPLaw về các quy định quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Trường hợp bạn đọc cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời. NPLaw với nhiều năm kinh nghiệm, chuyên cung cấp và hỗ trợ các dịch vụ pháp lý, đảm bảo quý khách hàng sẽ được:

 - Cung cấp dịch vụ đa dạng, từ tư vấn luật đến giải quyết tranh chấp 

- Nhận những giải pháp pháp lý tối ưu 

- Đảm bảo chất lượng dịch tốt  

- Thủ tục nhanh, gọn

- Phí dịch vụ phù hợp. 

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • Bán tiền giả bị xử lý như thế nào?

    Bán tiền giả bị xử lý như thế nào?

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng bán tiền giả II. Quy định pháp luật về bán tiền giả 1. Bán tiền giả là gì? 2. Có được phép bán tiền giả không 3. Bán tiền giả bị phạt như thế nào III. Giải đáp một số câu...
    Đọc tiếp
  • Xử phạt hành vi tàng trữ tiền giả

    Xử phạt hành vi tàng trữ tiền giả

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng tàng trữ tiền giả II. Quy định pháp luật về tàng trữ tiền giả 1. Tàng trữ tiền giả là gì? 2. Tàng trữ tiền giả có bị xử phạt không 3. Tàng trữ tiền giả nhưng không sử dụng thì có...
    Đọc tiếp
  • VẬN CHUYỂN TIỀN GIẢ

    VẬN CHUYỂN TIỀN GIẢ

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng vận chuyển tiền giả II. Quy định pháp luật về vận chuyển tiền giả 1. Vận chuyển tiền giả là gì? 2. Vận chuyển tiền giả có bị phạt gì không? 3. Số tiền bao nhiêu thì bị coi là vận...
    Đọc tiếp
  • Quy định pháp luật về đòi nợ

    Quy định pháp luật về đòi nợ

    Mục lục Ẩn I. Thực trạng đòi nợ ngày nay II. Quy định pháp luật về đòi nợ 1. Căn cứ để đòi nợ 2. Các hình thức để có thể đòi được nợ 3. Có thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ không III. Giải đáp một...
    Đọc tiếp