Quy định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Theo quy định pháp luật, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Vậy đối với hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thì giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được quy định như thế nào? NPLaw sẽ phân tích một số quy định về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hiện nay.

Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là một trong những hoạt động đầu tư phổ biến hiện nay. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là văn bản ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Đây là căn cứ quan trọng, đóng vai trò quan trọng để chứng nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, đảm bảo quy định và các cam kết liên quan đến đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam.

Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được giải thích theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 135/2015/NĐ-CP như sau: “1. Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài”.

Có thể hiểu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là tài liệu ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư gián tiếp. Việc đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư vào dự án ở nước ngoài thực hiện dưới hình thức mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán. 

Khi nào cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Những phương thức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông dụng hiện nay:

Theo Điều 6 Nghị định 135/2015/NĐ-CP về các phương thức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: 

“Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức kinh tế được thực hiện theo các phương thức sau:

1. Tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

2. Ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài”.

Như vậy, có 02 phương thức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo pháp luật hiện nay là tự doanh đầu tư gián tiếp và ủy thác đầu tư gián tiếp.

Việc đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phụ thuộc vào nhu cầu, kế hoạch kinh doanh của nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư lựa chọn hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức:

  • Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá; 
  • Đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, định chế tài chính trung gian ở nước ngoài.

Khi đó, nhà đầu tư phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Danh mục các mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư đính kèm Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT.

Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài – chứng nhận lần đầu (mẫu số B.II.3) cụ thể như sau:

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Khoản 4 Điều 14 Nghị định 135/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ bởi Điều 1 Nghị định 16/2019/NĐ-CP) quy định để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Được phép hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế;
  • Có lãi trong 03 năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập không nằm trong danh sách các tổ chức kiểm toán không được kiểm toán đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố;
  • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế với ngân sách nhà nước;
  • Có quy trình nội bộ, cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
  • Tuân thủ quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Như vậy, nhà đầu tư cần đáp ứng 05 điều kiện nêu trên để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Giải đáp những câu hỏi liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Điều 15 Nghị định 135/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, văn bản chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài như sau:

  • Bộ Tài chính: Xem xét cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được thực hiện hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Xem xét cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp.

Như vậy, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hiện nay thuộc về Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Khoản 4 Điều 5 Thông tư 105/2016/TT-BTC quy định tổ chức kinh doanh chứng khoán bị buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trong các trường hợp sau:

  • Không còn đáp ứng điều kiện để chấp thuận cho phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 135/2015/NĐ-CP.
  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài có thông tin sai sự thật, hoặc không duy trì Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành, hoặc trở thành đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 135/2015/NĐ-CP.

Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.

Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan