Công nghiệp phát triển, hàng loạt nhà máy phân xưởng ra đời, theo đó các chất thải nguy hại, khí thải từ các nhà máy, cơ sở chưa qua xử lý vô hình chung làm tình trạng ô nhiễm ngày càng thêm nặng nề. Vậy, quy định của pháp luật về chất thải rắn thông thường như thế nào? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu bài viết dưới đây.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay trên toàn thế giới. Công nghiệp phát triển, kéo theo hàng loạt, nhà máy phân xưởng ra đời đáp ứng nhu cầu sản xuất, theo đó các chất thải nguy hại, khí thải từ các nhà máy, cơ sở chưa qua xử lý vô hình chung làm tình trạng ô nhiễm ngày càng thêm nặng nề, đây là vấn nạn cần được giải quyết không chỉ riêng Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn thành phố khoảng 863,2 tấn/ngày chủ yếu tập trung từ hoạt động sản xuất công nghiệp, trong đó lượng rác không nguy hại phát sinh khoảng 646 tấn/ngày. Hiện nay, các đơn vị, cơ sở sản xuất thường tự phân loại ngay tại nguồn để phục vụ nhu cầu tái chế, tái sử dụng lại, phần chất thải rắn công nghiệp nguy hại được hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý. Tỷ lệ thu gom rác thải không nguy hại 85-90%, tương đương 549-581 tấn/ngày và xử lý khoảng 382-405 tấn/ngày.
Chất thải rắn là các chất thải ở dạng rắn được thải ra môi trường. Các chất thải này bị thải ra từ nhiều quá trình khác nhau như sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, sinh hoạt hàng ngày hoặc các hoạt động khác. Các quá trình lao động, sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh đều có thể tạo ra chất thải rắn.
Chất thải rắn thông thường bao gồm tất cả các phế liệu, phế thải trong hoạt động sử dụng của con người. Trong đó, có thể được thải ra trong quá trình sản xuất, xây dựng, gia công. Một số chất thải rắn thông thường phổ biến như sắt thép phế liệu thừa, ba dớ, nhôm, đồng, chì, niken,…
Quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau:
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm phân loại tại nguồn theo quy định; lưu giữ bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn công nghiệp thông thường không được phân loại phải được quản lý như nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý. Chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại không thực hiện việc phân loại hoặc không thể phân loại được thì được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại; không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải rắn công nghiệp thông thường; không làm phát tán bụi, rò rỉ nước thải ra môi trường; lưu giữ bằng các thiết bị, dụng cụ, khu vực lưu giữ phù hợp theo quy định.
Điều 81, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 quy định chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm phân loại tại nguồn theo quy định; lưu giữ bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn công nghiệp thông thường không được phân loại phải được quản lý như nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý.
Chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại không thực hiện việc phân loại hoặc không thể phân loại được thì được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại; không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải rắn công nghiệp thông thường; không làm phát tán bụi, rò rỉ nước thải ra môi trường; lưu giữ bằng các thiết bị, dụng cụ, khu vực lưu giữ phù hợp theo quy định.
Theo khoản 5, Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, việc vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
- Chất thải phải được chứa, đựng trong các thiết bị, dụng cụ bảo đảm không rơi vãi, rò rỉ, phát tán ra môi trường trong quá trình vận chuyển, trừ trường hợp chất thải đặc thù có khối lượng lớn phải chứa, đựng trực tiếp bằng các thiết bị, thùng chứa của phương tiện vận chuyển.
- Chất thải phải được vận chuyển theo loại sau khi đã được phân loại theo quy định.
- Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý phải có thiết bị định vị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, hoạt động theo tuyến đường và thời gian quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây:
- Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp.
- Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp.
- Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng theo quy định nêu trên.
- Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này.
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh chất thải rắn công nghiệp có trách nhiệm phải chuyển giao chất thải rắn thông thường cho đơn vị có chức năng xử lý, nếu không thì tùy theo tính chất và mức độ mà có thể bị xử lý tối đa lên đến 250.000.000 đồng.
Người đổ chất thải rắn thông thường từ đất liền xuống biển, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về việc đưa chất thải nguy hại vào lãnh thổ Việt Nam trái pháp luật sẽ bị xử phạt thấp nhất là 100.000.000 đồng đến mức cao nhất là 500.000.000 đồng tuỳ vào tính chất vụ việc.
Trên đây là những thông tin xoay quanh quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn