QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN GIAO SÁNG KIẾN

Muốn mua lại sáng kiến, sáng chế từ một cá nhân khác nhưng không biết việc chuyển giao này gồm những thủ tục gì? Các trường hợp không được chuyển giao sáng kiến là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây với NPLaw để hiểu. 

Chuyển giao sáng kiến

I. Thực trạng chuyển giao sáng kiến hiện nay

Một là, khi nói đến sáng kiến, thông thường đó phải là một giải pháp có tính mới.Nhưng Luật Thi đua, Khen thưởng không đề cập đến tính mới của giải pháp. Một giải pháp nếu không có tính mới thì không thể gọi là sáng kiến. Bởi việc tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác có thể bằng nhiều cách không cần tính mới (tăng giờ làm trong một ngày lao động cũng có thể làm tăng năng suất lao động). Ngoài việc đưa ra khái niệm về sáng kiến, cho tới thời điểm hiện nay, hệ thống văn bản quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng không có thêm bất cứ quy định nào khác nhằm bổ sung làm rõ các quy định sáng kiến phù hợp với các danh hiệu, thi đua khen thưởng như thế nào là “sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh”, “sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp toàn quốc”.

II. Chuyển giao sáng kiến được hiểu như thế nào?

Quy định của pháp luật về chuyển giao sáng kiến như sau: 

1. Sáng kiến là gì?

Theo quy định tại Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 (sửa đổi năm 2013) Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp  tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được  cơ sở công nhận hoặc có đề tài  nghiên cứu 

2. Chuyển giao sáng kiến là gì?

Chuyển giao sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được cơ sở công nhận. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, tác giả sáng kiến có quyền áp dụng sáng kiến và chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân của Điều lệ Sáng kiến, nhưng không có quyền ngăn cấm người khác thực hiện việc áp dụng và chuyển giao sáng kiến ngoài phạm vi cơ sở.

3. Lợi ích của việc chuyển giao sáng kiến

Lợi ích của việc chuyển giao sáng kiến là tác giả sáng kiến chỉ có thể áp dụng và chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, hoặc có thỏa thuận cho phép giữa tác giả và chủ đầu tư.

sở hữu trí tuệ hoặc chuyển giao sáng kiến

III. Chủ thể có quyền chuyển giao sáng kiến

Về quyền chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, tác giả sáng kiến: Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, tác giả sáng kiến có quyền áp dụng sáng kiến và chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng theo quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều 9 của Điều lệ Sáng kiến, nhưng không có quyền ngăn cấm người khác thực hiện việc áp dụng và chuyển giao sáng kiến ngoài phạm vi cơ sở.

IV. Các trường hợp không được chuyển giao sáng kiến

Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN quy định tác giả sáng kiến không có quyền áp dụng hoặc chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác nếu có thỏa thuận như vậy giữa chủ đầu tư tạo ra sáng kiến và tác giả sáng kiến, thể hiện trong các văn bản sau đây:

-  Hợp đồng (ví dụ: thỏa thuận riêng bằng văn bản về quyền áp dụng và chuyển giao sáng kiến, hợp đồng đầu tư để tạo ra sáng kiến, hợp đồng thuê việc, hợp đồng lao động, hợp đồng tuyển dụng...);

- Các quy định của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến mà tác giả là người lao động làm việc trong cơ quan, tổ chức phải tuân thủ (ví dụ: quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động, quy chế về hoạt động sáng kiến…).

Trường hợp có sự khác nhau trong quy định giữa các văn bản nêu trên thì áp dụng quy định theo thỏa thuận giữa các bên nêu tại hợp đồng.

V. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về chuyển giao sáng kiến

1. Đối với sáng kiến đã được công nhận tác giả sáng kiến có được áp dụng và chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác không?

Tác giả sáng kiến chỉ có thể áp dụng và chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, hoặc có thỏa thuận cho phép giữa tác giả và chủ đầu tư.

2. Tác giả sáng kiến và chủ đầu tư có thỏa thuận được áp dụng và chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác hay không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN quy định tác giả sáng kiến không có quyền áp dụng hoặc chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác nếu có thỏa thuận như vậy giữa chủ đầu tư tạo ra sáng kiến và tác giả sáng kiến, thể hiện trong các văn bản Hợp đồng, các quy định của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.

3. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng kiến được quy định như thế nào?

Thứ nhất, trước khi kết thúc 4 năm kể từ ngày sáng kiến được công nhận, nếu chủ đầu tư tạo ra sáng kiến áp dụng sáng kiến hoặc chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng thì có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng kiến và những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu theo thỏa thuận giữa các bên, hoặc theo quy định dưới đây trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.

Thứ hai, trường hợp chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là tổ chức kinh tế hoặc là đơn vị sự nghiệp có thu và hạch toán độc lập, nếu giữa tác giả sáng kiến và chủ đầu tư tạo ra sáng kiến không có thỏa thuận thì việc trả thù lao cho tác giả sáng kiến được thực hiện theo quy định pháp luật

4. Trình tự, thủ tục mua sáng kiến được quy định như thế nào? Thời hạn giải quyết bao lâu? 

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị mua sáng chế, sáng kiến đến cơ quan có thẩm quyền nơi sáng chế, sáng kiến được ứng dụng hiệu quả ở quy mô nhỏ.

Hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến;

+ Văn bằng bảo hộ sáng chế, giấy chứng nhận sáng kiến;

+ Tài liệu thể hiện hiệu quả áp dụng sáng chế, sáng kiến trong thực tiễn và khả năng mở rộng quy mô áp dụng;

+ Văn bản kiến nghị của cơ quan, tổ chức về sự cần thiết mua sáng chế, sáng kiến và phương án quản lý, khai thác, chuyển giao.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền nơi sáng chế, sáng kiến được ứng dụng hiệu quả ở quy mô nhỏ xem xét, đánh giá hồ sơ theo trình tự sau:

+ Gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân về kết quả xem xét hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có). Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do;

+ Thực hiện việc đánh giá hồ sơ thông qua hội đồng đánh giá. Hội đồng đánh giá có từ 07 đến 09 thành viên, gồm đại diện của các cơ quan quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan;

+ Phê duyệt sáng chế, sáng kiến để xem xét mua.

+ Trường hợp sáng chế, sáng kiến không được phê duyệt phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do.

Thời hạn giải quyết:

- Gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân về kết quả xem xét hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có): 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;

- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá hồ sơ thông qua hội đồng đánh giá: 15 ngày làm việc;

- Phê duyệt sáng chế, sáng kiến để xem xét mua: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá hồ sơ của hội đồng.

chuyển giao sáng kiến

5. Có bắt buộc lập thành hợp đồng khi chuyển giao sáng kiến không?

Bắt buộc phải lập thành hợp đồng khi chuyển giao sáng kiến để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo trong trường hợp có phát sinh tranh chấp. 

Trên đây là những thông tin xoay quanh chuyển  giao sáng kiến. Để có thể hỗ trợ về việc chuyển giao sáng kiến dễ dàng quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú 

Hotline: 0913 449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan