QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ TÀI SẢN

Đôi lúc vì tính chất công mà không có khả năng giữ một tài sản gì đó thuộc sở hữu của mình; nên đã tiến hành đưa tài sản cho một người đó giữ. Tuy nhiên để đảm bảo việc thực hiện gửi giữ tài sản; nên khi gửi giữ tài sản đặc biệt là tài sản lớn người ta hay thường ký kết hợp đồng gửi giữ tài sản. Vậy quy định của pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản như thế nào Hãy cùng theo dõi bài biết dưới đây.
Hợp đồng gửi giữ tài sản

I. Thực trạng hiện nay về hợp đồng gửi giữ tài sản

Hiện nay, hợp đồng gửi giữ tài sản đang được nhiều người quan tâm và gửi gắm tài sản  của mình qua hợp đồng này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách gửi sao cho đúng với pháp luật vì có rất nhiều trường hợp cả hai bên không nắm được quyền và nghĩa vụ dẫn đến nhiều trường hợp bồi thường thiệt hại không đáng có. 

II. Hợp đồng gửi giữ tài sản được hiểu như thế nào?

Vậy, hợp đồng gửi giữ tài sản được hiểu như thế nào? Đâu là đối tượng của hợp đồng  gửi giữ tài sản? 

1. Hợp đồng gửi giữ tài sản là gì?

Căn cứ Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản thì hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ.

2. Đối tượng của hợp đồng gửi giữ tài sản

Đối tượng của hợp đồng gửi giữ tài sản là tài sản được tự do lưu thông. Đối với tài sản khó bảo quản hoặc tài sản có tính chất dễ cháy, độc hại... thì người gửi giữ phải đóng gói theo quy định của pháp luật. Người nhận giữ tài sản phải có đầy đủ các phương tiện như kho, bãi, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy để đảm bảo an toàn cho tài sản và đề phòng những trường hợp rủi ro xảy ra. Đối tượng của hợp đồng gửi giữ có thể là động sản hoặc bất động sản.

3. Trách nhiệm đối với tài sản gửi giữ trong hợp đồng gửi giữ tài sản?

Thứ nhất, trách nhiệm đối với bên gửi tài sản: 

– Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản; và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo; mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp; thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

– Phải trả đủ tiền công; đúng thời hạn; và đúng phương thức đã thỏa thuận.

Thứ hai, trách nhiệm đối với bên giữ tài sản:

– Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận; trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

– Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản; nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó; nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.

– Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng; tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó; mà bên gửi không trả lời; thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản; và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.

– Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

III. Quy định pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản

Quy định của pháp luật về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau: 

1. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng gửi giữ tài sản?

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gửi giữ tài sản được quy định như sau:

Quyền của bên gửi tài sản:

– Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào; nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn; nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.

– Yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu bên giữ làm mất; hư hỏng tài sản gửi giữ; trừ trường hợp bất khả kháng.

Nghĩa vụ của bên gửi tài sản:

– Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản; và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo; mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp; thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

– Phải trả đủ tiền công; đúng thời hạn; và đúng phương thức đã thỏa thuận.

Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng gửi giữ tài sản

Quyền của bên giữ tài sản:

– Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận.

– Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.

– Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào; nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.

– Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng; hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi; báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản; sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.

Nghĩa vụ của bên giữ tài sản:

– Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận; trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

– Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản; nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó; nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.

– Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng; tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó; mà bên gửi không trả lời; thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản; và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.

– Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả khá

2. Trách nhiệm của bên giữ tài sản khi làm mất tài sản

Theo Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015  quy định nghĩa vụ tài sản sẽ phải bồi thường thiệt hại nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. Sẽ có hai phương án giải quyết khi làm mất tài sản đó là các bên tự tiến hành thỏa thuận số tiền bồi thường thiệt hại. Nếu các bên không tự thỏa thuận được, mà có tranh chấp thì anh có quyền gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân quận, huyện nơi người bảo vệ trên cư trú, làm việc để giải quyết.

3. Mẫu hợp đồng gửi giữ tài sản

Mẫu hợp đồng gửi giữ tài sản

IV. Giải đáp một số câu hỏi về hợp đồng gửi giữ tài sản

1. Xe gửi giữ ở chung cư có phải là hợp đồng gửi giữ tài sản không?

Căn cứ Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản thì có thể hiểu rằng khi mình gửi xe ở chung cư hay ở bất kỳ đâu mà có phiếu giữ xe hoặc một hình thức phiếu khác và có thu tiền từ dịch vụ đó thì có thể hiểu rằng giữa mình và bên gửi giữ đã tồn tại một hợp đồng gửi giữ tài sản (cụ thể ở đây là chiếc xe).

2. Nếu xe gửi giữ ở chung cư bị mất thì ai có trách nhiệm bồi thường?

Bên bên giữ tài sản trong hợp đồng gửi giữ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Như vậy, gửi xe ở chung cư hay ở bất kỳ đâu mà có phiếu giữ xe hoặc một hình thức phiếu khác và có thu tiền từ dịch vụ đó thì có thể hiểu rằng giữa mình và bên gửi giữ đã tồn tại một hợp đồng gửi giữ tài sản (cụ thể ở đây là chiếc xe).

Bên gửi giữ là phải bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi giữ theo đúng tính trạng như khi nhận giữ. Nên khi xe bị mất thì trách nhiệm bồi thường thuộc về bên nhận giữ xe của bạn.

3. Trách nhiệm bồi thường cho xe gửi giữ bị mất được quy định như thế nào?

Trong trường hợp tại các địa điểm trông giữ xe, có bố trí nhân viên trông giữ, có phát vé xe và thu tiền, khi xảy ra việc bị mất xe thì bên gửi xe có quyền yêu cầu bên nhận gửi xe bồi thường thiệt hại bằng với giá trị chiếc xe tại thời điểm mất xe cho mình. Bên nhận gửi xe có trách nhiệm phải bồi thường trong trường hợp này. Tuy nhiên, nếu bên nhận gửi xe chứng minh được việc mất xe là do sự kiện bất khả kháng thì bên nhận gửi xe sẽ không phải bồi thường trong trường hợp này.

4. Khi nào hợp đồng gửi giữ bị vô hiệu?

Hợp đồng gửi giữ bị vô hiệu khi bị nhầm lẫn, hoặc lừa dối, đe dọa cưỡng ếp hoặc không  tuân thủ theo quy định về hình thức, hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội 

5. Có cần trả tiền công khi gửi giữ tài sản?

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ. Chính vì vậy cần trả tiền công khi gửi tài sản.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp