I. Thực trạng liên quan đến hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam hiện đang là một hình thức giao dịch phổ biến khi các chủ doanh nghiệp tư nhân muốn chuyển nhượng hoặc hợp nhất công ty. Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2023 có gần 3.000 giao dịch mua bán doanh nghiệp diễn ra, với tổng giá trị ước tính hơn 5 tỷ USD. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân đóng góp tỷ trọng lớn trong các giao dịch này, đặc biệt trong các lĩnh vực như sản xuất, dịch vụ, công nghệ và bất động sản.
Đáng nói, quá trình mua bán doanh nghiệp tư nhân vẫn phải đối diện với nhiều thách thức lớn do sự thiếu minh bạch trong thông tin tài chính, hệ thống pháp lý chưa chặt chẽ cũng như rủi ro về thuế và nghĩa vụ tài chính.
Theo báo cáo từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khoảng 60% các giao dịch M&A (mua bán và sáp nhập) trong năm 2023 đã phát sinh tranh chấp sau khi hoàn tất, chủ yếu xoay quanh vấn đề pháp lý và tài chính. Bên cạnh đó, khảo sát của “ông lớn” kiểm toán PwC cũng đã chỉ ra tới 75% doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam không thực hiện báo cáo tài chính minh bạch, gây khó khăn cho bên mua trong việc xác định giá trị thực tế và rủi ro liên quan khi thực hiện giao dịch. Không chỉ vậy, Tổng cục Thuế báo cáo trong năm 2023, có khoảng 20% các doanh nghiệp tư nhân chuyển nhượng bị yêu cầu truy thu thuế sau khi giao dịch hoàn tất, với tổng số tiền thuế truy thu lên đến hơn 300 tỷ đồng.
Thực trạng mua bán doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam dễ dẫn tới tranh chấp
Dễ thấy, việc mua bán doanh nghiệp tư nhân mang lại cơ hội lớn nhưng đi kèm với đó là những rủi ro tiềm ẩn nếu thiếu sự chuẩn bị kỹ càng.
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển nhượng toàn bộ vốn hoặc phần vốn chi phối cho bên mua doanh nghiệp. Bên mua doanh nghiệp có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp và có nghĩa vụ thanh toán cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp có một số đặc điểm sau:
Về chủ thể: Chủ thể của hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân bao gồm chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân (bên bán) và bên mua doanh nghiệp tư nhân.
Về đối tượng: Đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp tư nhân, phần vốn góp chi phối để kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được mua lại.
Về hình thức: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân được gián tiếp quy định phải được thiết lập theo hình thức văn bản thông qua các quy định về thủ tục thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp. Đó là bởi khi thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp thì yêu cầu phải có hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp.
Ở Việt Nam, thực tại còn nhiều khoảng trống pháp lý về mua bán doanh nghiệp. Do vậy, xuyên suốt quá trình soạn thảo hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân, cần thiết phải lưu ý các điều khoản quan trọng quyết định quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên:
Thứ nhất, cần có điều khoản đảm bảo tính hợp pháp, xác thực của các bên chủ thể ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân bằng cách ghi rõ thông tin các bên. Trong đó, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân là cá nhân; bên mua doanh nghiệp có thể là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu mua doanh nghiệp và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, điều khoản về đối tượng mua bán cần được xác định rõ trong hợp đồng.
Thứ ba, cần có các điều khoản về giá trị giao dịch cũng như phương thức và thời gian giao dịch, thời gian có hiệu lực cũng như chuyển nhượng quyền sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
Thứ tư, cần có các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên, tài sản và nợ phải trả (nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp tư nhân được mua lại) và cách thức xử lý các khoản nợ này, điều khoản ràng buộc trách nhiệm cũng như tuyên bố và cam kết của các bên về tình trạng doanh nghiệp.
Ngoài ra có thể quy định thêm điều khoản về giải quyết tranh chấp, bảo mật, điều chỉnh và sửa đổi hợp đồng.
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân chi tiết thường gồm các nội dung sau:
i. Thông tin các bên: Tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của bên bán và bên mua, mã số thuế (nếu có).
ii. Mô tả doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp, loại hình, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động, giấy phép kinh doanh.
iii. Giá trị giao dịch: Giá bán, phương thức thanh toán,...
iv. Tài sản và nợ phải trả: Liệt kê các tài sản chuyển nhượng và các khoản nợ liên quan.
v. Quyền và nghĩa vụ của các bên: Xác định quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quá trình giao dịch.
vi. Thời gian và phương thức chuyển nhượng: Cụ thể thời gian chuyển nhượng quyền sở hữu và các thủ tục liên quan.
vii. Giải quyết tranh chấp: Các thức giải quyết nếu phát sinh tranh chấp.
viii. Điều khoản bảo mật: Bảo vệ thông tin liên quan đến doanh nghiệp.
ix. Cam kết của các bên: Cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
Trong đó, giá trị giao dịch được coi là nội dung quan trọng nhất bởi nó xác định giá trị doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi kinh tế của cả hai bên. Nếu giá trị không được xác định rõ ràng, có thể dẫn đến tranh chấp hoặc cảm giác không công bằng trong giao dịch. Bên cạnh đó, thông tin tài sản và nợ phải trả cũng rất quan trọng để đảm bảo bên mua hiểu rõ giá trị thực sự của doanh nghiệp.
Các bên có thể thỏa thuận bên chịu thuế trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân theo Điều 405 Bộ luật dân sự 2015.
Các bên có thể thỏa thuận về bên chịu thuế trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải công chứng nhưng bắt buộc phải thể hiện dưới dạng văn bản.
Căn cứ Điều 562 Bộ luật dân sự 2015, có thể ủy quyền ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân. Văn bản ủy quyền phải rõ ràng về phạm vi quyền hạn và có chữ ký của bên ủy quyền để đảm bảo tính pháp lý.
Việc mua bán doanh nghiệp tư nhân là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt pháp lý, tài chính và quản trị để đảm bảo được quyền lợi của các bên liên quan. Để hỗ trợ các bên tham gia giao dịch thẩm định tài chính, đảm bảo tuân thủ pháp luật và giải quyết các nghĩa vụ thuế thuận lợi; dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân ra đời. Quý khách có nhu cầu hỗ trợ về dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân liên hệ với công ty Luật TNHH NP để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn