Quy định của pháp luật về người làm chứng mua bán đất

Vấn đề người làm chứng có mua bán quyền sử dụng đất hay không đang là vấn đề được mọi người quan tâm và tìm hiểu. Vậy quy định pháp luật về người làm chứng mua bán đất như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu. 

Thực trạng về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) có người làm chứng

 

I. Thực trạng về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) có người làm chứng

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) không cần có người làm chứng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có người làm chứng khá phổ biến.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do người dân chưa nắm rõ quy định của pháp luật. Theo quan niệm của nhiều người, việc có người làm chứng sẽ giúp đảm bảo tính minh bạch, khách quan của giao dịch.

II. Khái niệm chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) có người làm chứng?

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) có người làm chứng là một loại giao dịch dân sự. Giao dịch này được lập thành văn bản, và có sự chứng kiến của người làm chứng.

Người làm chứng trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất là người có đủ năng lực hành vi dân sự, không phải là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến giao dịch đó. Người làm chứng có trách nhiệm xác nhận về việc giao dịch được thực hiện đúng quy định của pháp luật, không có sự ép buộc, lừa dối, đe dọa.

Việc có người làm chứng hay không không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý hay hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, việc có người làm chứng có thể giúp bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

III. Một số quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) có người làm chứng

Quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có người làm chứng như sau: 

1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) cần có những nội dung gì?

Căn cứ theo Điều 501 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất như sau: 

- Quy định chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan trong Bộ luật này cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm nội dung như sau: 

- Thông tin của các bên chuyển nhượng

- Quyền và nghĩa vụ của các bên 

- Thoả thuận của các bên

2. Có nên tải mẫ u hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) có người làm chứng trên mạng không?

Nhìn chung, việc tải mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) có người làm chứng trên mạng là một lựa chọn phù hợp trong trường hợp bạn không có thời gian hoặc không có kiến thức pháp luật để soạn thảo hợp đồng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo hợp đồng có giá trị pháp lý và bảo vệ quyền lợi của mình như sau: 

- Tìm kiếm mẫu hợp đồng từ nguồn uy tín 

- Kiểm tra kỹ nội dung mẫu hợp đồng 

- Bổ sung hoặc sửa đổi nội dung hợp đồng cho phù hợp

- Chứng thực hợp đồng 

3. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) có người làm chứng? 

Sau đây là mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có người làm chứng như sau: 

 

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) có người làm chứng?

IV. Một số câu hỏi về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) có ngườ i làm chứng

1. Hợp đồng chuyể n nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) có người làm chứng có cần công chứng không?

Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định:

Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện để văn bản có giá trị pháp lý.

Tuy nhiên, ngoài công chứng thì người dân có thể đi chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Việc lựa chọn chứng thực hay công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tùy thuộc vào ý muốn, việc đi lại, phí thực hiện mà các bên lựa chọn phù hợp.

2. Luật sư có được làm chứng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đ ất) không?

Căn cứ theo Điều 17 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định 03 điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: 

- Chủ thể có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

- Mục đích, nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Ngoài ra, hình thức giao dịch dân sự phải phù hợp với với quy định của pháp luật. Luật sư làm chứng trong các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất không phải là các bên trực tiếp tham gia vào các giao dịch mà chỉ tham gia với vai trò là bên thứ ba với tư cách là người làm chứng.

Do vậy, hiệu lực của các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng nhà đất không hề phụ thuộc vào sự hiện diện của Luật sư trong vai trò là người làm chứng. 

Các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất không thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực nói chung cũng như các giao dịch có Luật sư tham gia làm chứng nói riêng đều vi phạm pháp luật và không có giá trị pháp lý nên quyền và lợi ích của các bên tham gia đều không được pháp luật bảo vệ.

Như vậy, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất không thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực dù có sự làm chứng của Luật sư hay không đều vi phạm pháp luật và không có giá trị pháp lý. Luật sư được phép thực hiện những dịch vụ mà pháp luật không cấm, nhưng đối với các giao dịch về nhà đất, bắt buộc các bên phải tiến hành thủ tục công chứng hoặc chứng thực. Do vậy, các tổ chức hành nghề Luật sư tham gia làm chứng trong các hợp đồng giao dịch về mua bán, chuyển nhượng nhà đất là trái với quy định của pháp luật nên không được phép thực hiện.

Luật sư có được làm chứng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) không?

3. Người không biết chữ có được làm chứng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đấ t (mua bán đất) không?

​​Theo quy định tại Điều 77 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, người làm chứng phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có mặt tại thời điểm giao kết hợp đồng và có thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

Như vậy, người không biết chữ vẫn có thể làm chứng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) nếu đáp ứng các điều kiện sau theo khoản 2 Điều 48 Luật Công chứng 2014 quy định về ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng như sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tức là không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi.
  • Có mặt tại thời điểm giao kết hợp đồng.
  • Có thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

Cụ thể, người không biết chữ có thể làm chứng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng cách điểm chỉ. Khi điểm chỉ, người không biết chữ sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái.

4. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) có người làm chứng phải đóng cá c loại phí, lệ phí nào?

Các loại lệ phí khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất có người làm chứng phải đóng là: 

- Thuế thu nhập cá nhân (Theo Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007)

- Lệ phí trước bạ (Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 10/2022/NĐ-CP)

- Phí công chứng (Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC)

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo điểm đ khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC)

- Phí thẩm định hồ sơ (theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC)

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) có người làm chứng.. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất) có người làm chứng., Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp