Thị trường mua bán hàng hóa tại Việt Nam đang có sự gia tăng đáng kể của các doanh nghiệp nước ngoài mở cửa hàng để kinh doanh, mua bán hàng hóa. Để việc kinh doanh, mua bán diễn ra thuận lợi, đúng quy định, doanh nghiệp nước ngoài cần tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ phân tích một số quy định về doanh nghiệp nước ngoài mở cửa hàng bán hàng hóa tại Việt Nam.
Hội nhập thị trường quốc tế đã kéo theo nhiều sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam. Tận dụng tiềm năng thị trường đang phát triển, các thương hiệu quốc tế thường xuyên chọn Việt Nam làm địa điểm mở rộng do thị trường tiêu thụ đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, để thích ứng với thị trường địa phương, các doanh nghiệp nước ngoài cần hiểu rõ về văn hóa, phong cách sống và xu hướng mua sắm đặc biệt của người Việt. Đồng thời, cần hiểu rõ và tuân thủ điều kiện, quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh hàng hóa.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là khái niệm được quy định tại Luật đầu tư năm 2005. Tuy nhiên khái niệm này đã được thay thế bằng “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” theo khoản 22 Điều 3 Luật đầu tư 2020 như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.
Do đó, có thể hiểu doanh nghiệp nước ngoài mở cửa hàng bán hàng hóa tại Việt Nam là một tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa tại Việt Nam.
Để được cấp Giấy phép kinh doanh tại Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài cần đáp ứng điều kiện theo Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
+ Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
+ Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
+ Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
+ Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí:
+ Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;
Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh hiện nay theo Điều 13 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử đến cơ quan cấp giấy phép.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra hồ sơ:
3.1. Không đáp ứng điều kiện: Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
3.2. Đáp ứng điều kiện:
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành có văn bản trả lời.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh.
Điều 8 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ như sau;
Như vậy, Sở Công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp nước ngoài mở cửa hàng bán hàng hóa tại Việt Nam.
Khoản 1 Điều 6 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp không phải cấp Giấy phép kinh doanh gồm:
Như vậy, không phải mọi trường hợp doanh nghiệp nước ngoài hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.
Khoản 1 Điều 5 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định:
“1. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo pháp luật về thuế TNCN”.
Như vậy, Doanh nghiệp nước ngoài mở cửa hàng bán hàng hóa tại Việt Nam phải đóng thuế theo quy định.
Trường hợp doanh nghiệp mua bán hàng hóa tại Việt Nam thuộc đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư theo khoản 2 Điều 15 Luật đầu tư 2020 thì được hưởng ưu đãi đầu tư. Các hình thức ưu đãi gồm ưu đãi thuế và ưu đãi về sử dụng đất. Trong mỗi trường hợp và giai đoạn cụ thể thì doanh nghiệp sẽ được hưởng mức ưu đãi theo quy định.
Trừ một số trường hợp không phải cấp Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải có Giấy phép kinh doanh theo điểm a, b, c khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP:
“1. Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:
a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;
c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này”.
Như vậy, doanh nghiệp nước ngoài mở cửa hàng bán hàng hóa tại Việt Nam cần phải xin Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá theo quy định trên.
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa như sau: “Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này”.
Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam còn phải có nhãn phụ theo Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Như vậy, những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt. Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì phải có nhãn phụ theo quy định.
Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về doanh nghiệp nước ngoài mở cửa hàng bán hàng hoá tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn