Quy định pháp luật hiện hành về kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch

Du lịch hiện nay đang ngày càng phát triển, lượng du khách trong và ngoài nước ghé thăm các các danh lam thắng cảnh của đất nước đang ngày càng nhiều. Từ chính nhu cầu đi tới các tỉnh thành khác nhau của đất nước để du lịch của du khách, xác định được những loại phương tiện di chuyển chủ yếu mà du khách sẽ lựa chọn để di chuyển. Từ đó hình thức kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch cũng đang ngày được phát triển. 

Thực trạng liên quan đến kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch hiện nay

Vậy thực trạng Kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến việc Kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch?

I. Thực trạng liên quan đến kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch hiện nay

Nhu cầu du lịch ngày càng phát triển, không chỉ du lịch nước ngoài mà còn ngày càng được phát triển ở trong nước. Theo đó, có những địa điểm khách du lịch không thể sử dụng phương tiện bằng đường hàng không, đường thuỷ hoặc muốn trải nghiệm khung cảnh xung quanh trên quãng đường di chuyển, nhiều khách du lịch lựa chọn phương tiện xe ô tô vận tải khách du lịch ngày càng nhiều. Nhận thấy được cơ hội kinh doanh cũng như để đáp ứng đủ nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt vào những dịp lễ, tết nhu cầu đi lại càng tăng cao, một số doanh nghiệp kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch được thành lập. 

Và để đảm bảo hoạt động kinh doanh này không gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của khách du lịch cũng như thể hiện được đúng mục đích của hoạt động kinh doanh, pháp luật đã có những quy định chặt chẽ cũng như sự quản lý từ phía các cơ quan có thẩm quyền.   

II. Quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch

1. Kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch là gì?

Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành bằng văn bản giấy hoặc điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe) để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch. (khoản 8 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP)

2. Điều kiện để kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch

Để kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch thì sẽ cần phải đáp ứng một số điều kiện được quy định tại Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP), cụ thể:

Quyền hạn, nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch

- Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.

Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).

- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

+ Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

+ Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

- Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.

3. Quyền hạn, nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch

Cơ sở kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch sẽ có những quyền và nghĩa vụ cơ bản được quy định tại Điều 69 Luật giao thông đường bộ 2008. Cụ thể, cơ sở kinh doanh sẽ có các quyền sau đây:

- Thu cước, phí vận tải;

- Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến xe, rời vị trí đón, trả hành khách theo hợp đồng vận chuyển những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.

Khi đã có quyền thì cơ sở kinh doanh cũng sẽ phải đáp ứng được các nghĩa vụ dưới đây:

- Thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải;

- Mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé hành khách;

- Giao vé, chứng từ thu cước, phí vận tải cho hành khách;

- Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao;

- Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật này.

III. Các thắc mắc liên quan đến kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch

1. Doanh nghiệp kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch 7 chỗ không trang bị dụng cụ y tế sơ cấp cứu bị phạt bao nhiêu?

Khi doanh nghiệp kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch 7 chỗ thì phải trang bị dụng cụ y tế sơ cấp cứu để kịp thời sử dụng trong trường hợp cần thiết. Trường hợp không có sự trang bị dụng cụ y tế thì theo quy định tại khoản 3 Điều 5 và điểm b khoản 3 Điều 17 Nghị định 45/2019/NĐ-CP theo đó, mức phạt tiền mà doanh nghiệp phải chịu sẽ từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. 

2. Doanh nghiệp kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch từ bao nhiêu chỗ phải có thùng chứa đồ uống cho khách?

Thùng chứa đồ uống để đảm bảo khi di chuyển trên đoạn đường có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách hàng. Và doanh nghiệp khi kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch sẽ phải chuẩn bị trên phương tiện thùng chứa đồ uống cho khách, cụ thể theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 42/2017/TT-BGTVT:

“a) Xe ô tô dưới 09 chỗ phải có các trang thiết bị bao gồm: điều hòa nhiệt độ, thùng chứa đồ uống, dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng, dụng cụ thoát hiểm, tên và số điện thoại của chủ phương tiện tại vị trí phía sau ghế của lái xe;

b) Xe ô tô từ 09 chỗ đến dưới 24 chỗ, ngoài các quy định tại điểm a khoản này còn phải trang bị thêm: rèm cửa chống nắng, bảng hướng dẫn an toàn, thùng đựng rác;

c) Xe ô tô từ 24 chỗ trở lên (trừ ô tô chuyên dụng caravan), ngoài các quy định tại điểm b khoản này còn phải trang bị thêm micro, nơi cất giữ hành lý cho khách du lịch; có vị trí dành cho người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định.”  

Như vậy, khi doanh nghiệp kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch thì sẽ phải trang bị thùng chứa đồ uống cho khách bất kể xe ô tô có bao nhiêu chỗ.

3. Kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch từ bao nhiêu chỗ trở lên phải trang bị rèm cửa chống nắng?

Rèm cửa chống nắng là sản phẩm có khả năng cản sáng cao, lên tới 100% với chất liệu vải dày dặn, thường được dệt thêm một lớp cản sáng nhằm hấp thụ toàn bộ ánh sáng, tia UV và nhiệt từ bên ngoài. Nhờ vậy, không gian bên trong sẽ luôn mát mẻ và được bảo vệ khỏi tia UV. Chính vì điều đó, pháp luật quy định đối với xe ô tô vận tải khách du lịch từ 9 chỗ trở lên doanh nghiệp sẽ phải trang bị rèm cửa chống nắng. (điểm b, c khoản 4 Điều 6 Thông tư 42/2017/TT-BGTVT)  

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện Kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch gồm:

- Tiếp nhận thông tin liên quan đến Kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch;

- Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị tài liệu hoàn thiện thực hiện thủ tục;

- Soạn thảo, đại diện, hỗ trợ khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Nhận kết quả Kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch và bàn giao cho khách hàng.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về Kinh doanh xe ô tô vận tải khách du lịch NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DỄ DÀNG HƠN CÙNG NPLAW

    THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DỄ DÀNG HƠN CÙNG NPLAW

    Mục lục Ẩn I. Tìm hiểu về thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam 1.1 Thành lập doanh nghiệp là gì? 1.2 Loại hình doanh nghiệp 1.3 Lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp 1.4 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 1.5 Vốn điều lệ...
    Đọc tiếp
  • KHI NÀO CẦN THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH?

    KHI NÀO CẦN THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH?

    Trong quá trình hoạt động kinh doanh, đôi lúc doanh nghiệp sẽ có nhu cầu thay đổi một số một dung đăng ký doanh nghiệp. Vậy trường hợp nào cần nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đến cơ quan có thẩm quyền, trường...
    Đọc tiếp
  • Tìm hiểu về kỷ luật oan cùng NPLaw

    Tìm hiểu về kỷ luật oan cùng NPLaw

    Xử lý kỷ luật lao động là vấn đề khá phổ biến trong các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn với số lượng người lao động đông đảo. Có thể hiểu, xử lý kỷ luật lao động là quá trình mà người sử dụng lao...
    Đọc tiếp