Đưa hối lộ là hành vi tác động đến quá trình thực hiện công vụ của chủ thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy vào giá trị hối lộ, việc đưa hối lộ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Thông qua bài viết này, NPLaw sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc các quy định pháp lý liên quan đến hành vi đưa hối lộ.
Thực trạng đưa hối lộ hiện nay vẫn còn tồn tại ở nhiều lĩnh vực và quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Hối lộ vẫn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như chính trị, hành chính, kinh doanh, y tế, giáo dục và xây dựng. Các cá nhân và tổ chức thường sử dụng hối lộ để đạt được lợi ích cá nhân hoặc để "giải quyết vấn đề", gây ra sự không công bằng trong cạnh tranh kinh doanh, làm suy yếu hệ thống pháp luật và tạo ra môi trường làm việc không minh bạch. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của xã hội và kinh tế.
Hành vi đưa hối lộ có thể dẫn đến tham nhũng, lạm dụng quyền lực, mất lòng tin của người dân vào chính phủ và các tổ chức. Nó cũng có thể gây ra thiệt hại về kinh tế và xã hội, ảnh hưởng đến sự công bằng và phát triển của đất nước.
Vì vậy, việc ngăn chặn và loại bỏ hối lộ là một trong những ưu tiên hàng đầu của cộng đồng quốc tế và các quốc gia trên thế giới để xây dựng một xã hội công bằng và phát triển.
Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự năm 2015) quy định về tội đưa hối lộ như sau:
“1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm''
Theo đó, đưa hối lộ là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc bất kỳ lợi ích phi vật chất nào cho người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Hành vi khách quan của tội đưa hối lộ là người đưa hối lộ đã có hành vi đưa của hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn. Hành vi đưa của hối lộ có thể được thực hiện một cách trực tiếp (người đưa trực tiếp đưa cho người nhận hối lộ) hoặc có thể gián tiếp qua trung gian (người môi giới hối lộ).
Các yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ có những dấu hiệu sau:
Khách thể của tội phạm:
Hành vi phạm tội xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế nhà nước.
Mặt khách quan của tội phạm:
Là hành vi đưa của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn. Việc đưa hối lộ có thể do người phạm tội chủ động đưa cho người có chức vụ, quyền hạn nhưng cũng có thể đưa hối lộ theo gợi ý, đòi hỏi của người có chức vụ, quyền hạn. Việc đưa hối lộ có thể thực hiện một cách trực tiếp, nhưng cũng có thể thực hiện một cách gián tiếp thông qua người môi giới. Của hối lộ phải có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng việc đưa hối lộ đó phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Người phạm tội đưa hối lộ thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Nếu người đưa hối lộ đưa nhầm cho người không có chức vụ quyền hạn thì vẫn cấu thành tội đưa hối lộ. Còn nếu người nhận biết đưa nhầm mình là người có chức vụ quyền hạn mà vẫn nhận của hối lộ thì người nhận sẽ bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Chủ thể của tội phạm:
Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.
Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định về tội đưa hối lộ như sau:
“1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.
7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”.
Như vậy, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể về hành vi và các mức phạt đối với tội đưa hối lộ như trên.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại Điều 27 Bộ luật Hình sự năm 2015 cụ thể như sau:
“1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Tùy vào khung hình phạt truy cứu về tội đưa hối lộ, loại tội phạm được xác định khác nhau dẫn đến thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự khác nhau.
Như vậy thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội đưa hối lộ có thể từ 05 năm lên đến 20 năm.
Căn cứ quy định khoản 7 Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đưa hối lộ như sau:
“7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”.
Như vậy, trường hợp người nào có hành vi đưa hối lộ nhưng do người khác nhờ đưa hối lộ theo hình thức ép buộc mà có sự chủ động khai báo trước khi bị phát giác hoặc không bị ép buộc nhưng chủ động khai báo thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Các trường hợp đưa hối lộ do người khác nhờ đưa hối lộ mà không bị ép buộc hoặc không chủ động khai báo vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ:
“3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ…”.
Như vậy, người có hành vi đưa hối lộ có thể bị xử lý vi phạm hành chính là phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đưa hối lộ như sau:
“1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
…”
Theo quy định nêu trên, hành vi phạm trực tiếp hay qua trung gian để đưa cho người có chức vụ, quyền hạn tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên để đổi lại lợi ích cho bản thân thì bị xem là hành vi phạm tội đưa hối lộ. Do đó, mặc dù thể hiện dưới hình thức quà hoặc lì xì nhưng nếu đủ giá trị cấu thành tội phạm thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ.
Vấn đề đưa hối lộ liên quan đến trách nhiệm hình sự, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của của thể có liên quan. Do đó, trong trường hợp có liên quan trong vụ việc đưa hoặc nhận hối lộ, nếu có điều kiện, chủ thể có liên quan rất cần liên hệ và nhờ Luật sư hỗ trợ các vấn đề pháp lý. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự, cùng đội ngũ nhân sự chất lượng sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề về đưa hối lộ. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn