Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội, việc chia sẻ thông tin diễn ra một cách nhanh chóng chỉ trong một nút ấn. Điều này đã gây ra nhưng hậu quả nghiêm trọng về tính bảo mật thông tin cá nhân của mọi người trên internet.
Như cục mâu thuẫn, các cuộc gọi nặc danh, khách giao dịch vi phạm, các khoản nợ mà chính bản thân họ không ngờ tới bởi thông tin của mình đã bị bán cho những đối tượng tội phạm. Từ đó, nhu cầu về tìm hiểu các quy định pháp luật về bán thông tin cá nhân của người khác ngày càng tăng. Bạn đọc có thể giải đáp thắc mắc qua bài viết Quy định pháp luật về bán thông tin cá nhân của người khác:
Tình trạng bán thông tin cá nhân của người khác là một vấn đề nghiêm trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Trong quá khứ, đã có nhiều vụ việc liên quan đến việc mua bán thông tin cá nhân trái phép ở Việt Nam. Thông tin cá nhân có thể bị thu thập thông qua các phương tiện như trang web, ứng dụng di động, hoặc các hình thức khác mà người dùng cung cấp thông tin của mình. Các thông tin này sau đó có thể được bán cho các bên thứ ba mà không có sự đồng ý của người dùng.
Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Việt Nam đã áp dụng các biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền riêng tư và thông tin cá nhân của công dân. Ví dụ, Luật An ninh mạng Việt Nam, có hiệu lực từ năm 2019, đã quy định về việc bảo vệ thông tin cá nhân và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến việc thu thập, sử dụng, và chia sẻ thông tin cá nhân trái phép.
Ngoài ra, người dùng cũng có trách nhiệm tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình bằng cách chú ý đến việc cung cấp thông tin cho các dịch vụ trực tuyến, sử dụng mật khẩu mạnh và không chia sẻ thông tin cá nhân quá rộng rãi.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 64/2007/NĐ-CP giải thích từ ngữ “thông tin cá nhân” như sau: là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.
Hành vi bán thông tin cá nhân của người khác là hành vi vi phạm quyền riêng tư và bảo vệ thông tin cá nhân của người khác bằng cách mua, bán, trao đổi hoặc chia sẻ thông tin cá nhân của người khác với bên thứ ba mà không có sự đồng ý của họ.
Hành vi này thường xảy ra khi một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp thu thập thông tin cá nhân từ người khác thông qua các phương tiện như trang web, ứng dụng di động, khảo sát hoặc các hình thức khác. Thay vì sử dụng thông tin này cho mục đích đã được đồng ý ban đầu, họ có thể bán hoặc chia sẻ thông tin này với các bên thứ ba như các công ty tiếp thị, quảng cáo hoặc tổ chức khác mà không có sự cho phép của người chủ thông tin.
Hành vi bán thông tin cá nhân của người khác không chỉ vi phạm quyền riêng tư và quyền tự quyết của người khác, mà còn có thể gây hại đến sự an toàn và bảo mật của thông tin cá nhân. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như lạm dụng thông tin, gian lận tài chính, rủi ro về việc đánh cắp danh tính hoặc vi phạm quyền riêng tư của người khác.
Trách nhiệm hành chính: Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân bị phạt tiền từ 40 - 70 triệu đồng tùy thuộc vào mức độ hành vi bán thông tin cá nhân của người khác. Ngoài ra sẽ bị áp dụng các hình phạt bổ sung bao gồm: Buộc hủy bỏ thông tin cá nhân; Tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm. Đồng thời còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Buộc thu hồi đầu số, kho số viễn thông do thực hiện hành vi vi phạm; Buộc thu hồi tên miền do thực hiện hành vi vi phạm.
Trách nhiệm hình sự: điểm b khoản 1 Điều 288 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông như sau: bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Như đã phân tích ở trên, đối với hành vi bán thông tin cá nhân của người khác có thể bị xử phạt:
Theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội làm nhục người khác sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm và có thể cao hơn nữa nếu hành vi đấy có tổ chức hoặc gây ảnh hưởng lớn về sức khỏe tinh thành thể chất của người bị xúc phạm.
Theo đó, người thực hiện hành vi đưa thông tin cá nhân của người khác trên mạng xã hội nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị chịu hành phạt tù.
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 288 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định hành vi mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó có thể phải chịu hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Căn cứ theo Điều 71 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định đơn vị thu thập thông tin phải sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo, trừ các trường hợp sau:
Theo đó, các đơn vị khi thu thập thông tin phải sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo, chỉ trừ một số trường hợp ngoại lệ nêu trên.
Căn cứ khoản 3 Điều 4 và Điều 21 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định trên, người sử dụng dịch vụ viễn thông để khóa mật mã và thông tin riêng của cá nhân khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Căn cứ khoản 3 Điều 4 và điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định người xâm nhập thông tin của cá nhân khác trên môi trường mạng có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện Bán thông tin cá nhân của người khác:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến Bán thông tin cá nhân của người khác NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn