QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ PHÁ SẢN

Bảo hộ phá sản là một khái niệm nằm trong pháp luật phá sản của Hoa Kỳ để nói về việc một chủ thể đã mất khả năng thanh toán cho các chủ nợ, đứng trước nguy cơ bị phá sản có thể tiến hành các thủ tục pháp lý với Tòa án để xin “bảo hộ phá sản”, nhằm mục đích giúp cho chủ thể này, dựa trên quyết định của Tòa án có thể trì hoãn việc trả nợ, thậm chí có thể phục hồi. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến bảo hộ phá sản hiện nay tại Việt Nam.

 Thực trạng bảo hộ phá sản hiện nay

I. Thực trạng bảo hộ phá sản hiện nay

Hiện nay, tình hình kinh tế trên thế giới đang bị suy thoái một cách nghiêm trọng. Điều đó kéo theo việc nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và phải nộp đón yêu cầu giải quyết thủ tục phá sản. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp đã yêu cầu được bảo hộ phá sản hay còn gọi là xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh để cứu sống đứa con tinh thần của mình.

II. Các quy định liên quan đến bảo hộ phá sản

1. Bảo hộ phá sản là gì?

Dưới góc độ pháp luật, định nghĩa về phá sản tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 là tình trạng trạng doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể cho thuật ngữ “bảo hộ phá sản". Theo quy định tại Luật Phá sản 2014 thì khi doanh nghiệp nộp hồ sơ phá sản thì tòa án sẽ xem xét, khi thụ lý thì doanh nghiệp vẫn hoạt động nhưng dưới sự giám sát của toà án và quản tài viên. Từ đó có thể hiểu bảo hộ phá sản là việc một doanh nghiệp nộp đơn xin bảo hộ phá sản hoặc nói cách khác đó là việc tạo cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi lại hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm giải quyết các vấn đề tài chính.

2. Khi nào thực hiện bảo hộ phá sản?

Theo quy định tại Điều 87 Luật Phá sản 2014 quy định về xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh như sau:

  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi ý kiến cho doanh nghiệp, hợp tác xã để hoàn thiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ, Ban đại diện chủ nợ (nếu có).
  • Ngay sau khi nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều này, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ báo cáo Thẩm phán.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán xem xét trước khi đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua.

Như vậy việc bảo hộ phá sản hay hiểu theo nghĩa tương tự của pháp luật Việt Nam đó là xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh theo quy định tại Điều 87 Luật phá sản 2014.

3. Thời hạn thực hiện bảo hộ phá sản

Thời hạn thực hiện bảo hộ phá sản

Theo quy định tại  Điều 89 Luật Phá sản 2014 quy định về thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hay còn gọi là thời hạn thực hiện bảo hộ phá sản như sau:

  • Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
  • Nếu Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì thời hạn thực hiện bảo hộ phá sản tối đa là 3 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến bảo hộ phá sản

1. Bảo hộ phá sản có phải là việc xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh không?

Bảo hộ phá sản là khái niệm của pháp luật nước ngoài. Hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể cho thuật ngữ này. Có thể hiểu bảo hộ phá sản là việc một doanh nghiệp nộp đơn xin bảo hộ phá sản hoặc nói cách khác đó là việc tạo cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi lại hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm giải quyết các vấn đề tài chính. Nếu việc phục hồi của doanh nghiệp thành công, doanh nghiệp sẽ thoát khỏi nguy cơ bị phá sản, trả được các khoản nợ cho chủ nợ của mình và tiếp tục các hoạt động kinh doanh.

Như vậy, bảo hộ phá sản theo pháp luật Việt Nam chính là việc xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

2. Chủ thể nào quyết định thời hạn thực hiện bảo hộ phá sản?

Theo quy định tại Điều 89 Luật phá sản 2014, thời hạn thực hiện bảo hộ phá sản sẽ được thông qua theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ. 

Như vậy, thời hạn thực hiện bảo hộ phá sản sẽ do các chủ nợ quyết định khi đáp ứng các điều kiện sau:

  •  Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% số nợ không có bảo đảm. Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến cụ thể về việc thông qua hoặc không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.

  • Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.

(Điều 90 Luật phá sản 2014)

3. Chủ thể nào có nghĩa vụ thực hiện bảo hộ phá sản?

Chủ thể nào có nghĩa vụ thực hiện bảo hộ phá sản?

Theo quy định tại Điều 93 Luật phá sản, nghĩa vụ thực hiện bảo hộ phá sản do các chủ thể sau thực hiện:

  • Sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Sáu tháng một lần, doanh nghiệp, hợp tác xã phải lập báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm báo cáo Thẩm phán và thông báo cho chủ nợ.

Như vậy, chủ thể có nghĩa vụ thực hiện bảo hộ phá sản bao gồm những chủ thể nêu trên.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến bảo hộ phá sản

Trên đây là những thông tin cơ bản về bảo hộ phá sản. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực phá sản, dân sự, hình sự, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan