Vấn đề về việc giải quyết khiếu nại tố cáo hiện nay ở nước ta ngày càng gia tăng và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, nhiều bất cập xảy ra trong bước đầu tiên của quá trình giải quyết chính là đơn tố cáo.
Mặc dù hiện nay nhận thức pháp luật của người dân đã tăng cao nhưng vấn đề về việc viết đơn tố cáo, thời hạn để giải quyết đơn tố cáo, trình tự thủ tục giải quyết đơn tố cáo đang còn bị hạn chế. Những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài Quy định pháp luật về đơn tố cáo.
Đầu tiên chúng ta phải hiểu như thế nào là tố cào? Theo Điều 2 của Luật tố cáo có quy định tố cáo là việc công dân báo cho chủ thể có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
Dựa vào khái niệm tố cáo chúng ta có thể hiểu Đơn tố cáo là một văn bản chính thức mà một cá nhân hoặc tổ chức gửi đến cơ quan chức năng để báo cáo hành vi sai trái, bất hợp pháp hoặc vi phạm quy định.
Tố cáo vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân nên chính vì vậy công dân thực hiện tố cao theo quy định của pháp luật tại khoản 1, 2, 3 Điều 2 Luật tố cáo 2018 trong các trường hợp sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật tố cáo 2018 quy định rõ thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Trong đó, đối với từng trường hợp cụ thể pháp luật cũng đã có những quy định về việc số lần gia hạn thời gian giải quyết đối với những vụ việc phức tạp theo từng mức độ.
Để có thể giải quyết đơn tố cáo phải trải qua các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Thụ lý tố cáo
Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo từ công dân, chủ thể có thẩm quyền giải quyết ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 29 Luật tố cáo 2018 như sau:
- Quy trình tiếp nhận và xử lý đơn tố cáo theo quy định của pháp luật
- Người tố cáo có đủ năng lực thực hiện hành vi tố cáo, nếu chưa có năng lực thì cần có người đại diện theo pháp luật;
- Chủ thể tiếp nhận đơn có thẩm quyền giải quyết tố cáo ;
- Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo
Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản theo quy định tại Điều 31 Luật tố cáo 2018.
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo
Tại Điều 35 Luật tố cáo 2018 quy định căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.
Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:
- Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
- Căn cứ pháp luật để kết luận;
- Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật
- Xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
- Các biện pháp xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật.
Theo Điều 23 Luật tố cáo 2018 quy định những nội dung cơ bản cần thiết của đơn tố cáo hiện nay bao gồm:
- Ngày, tháng, năm tố cáo;
- Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
- Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
- Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
Pháp luật không có điều luật cụ thể quy định những trường hợp không được thụ lý giải quyết đơn tố cáo mà chỉ quy định những điều kiện để có thể thụ lý đơn tố cáo. Như vậy, đối với những trường hợp không đáp ứng được các điều kiện tại Khoản 1 Điều 29 Luật tố cáo 2018 sẽ không được chủ thể có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
Thep Điều 29 Luật tố cáo 2018 quy định thẩm quyền thụ lý đơn tố cáo thuộc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Tùy vào từng trường hợp hành vi vi phạm pháp luật để xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo nhưng phải tuân theo nguyên tắc xác định thẩm quyền tại Điều 12 Luật tố cáo 2018.
Căn cứ vào Điều 478 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định người có quyền tố cáo là cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, trong vụ án hình sự bất kì cá nhân nào đều có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật mà người đó cho rằng hành vi đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới lợi ích của các chủ thể như Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Tại Điều 29 Luật tố cáo 2018 quy định những điều kiện cụ thể để cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định thụ lý đơn tố cáo. Chính vì vậy, chúng ta chỉ cần đối chiếu tình huống vụ việc với các điều khoản đã được nêu ở trên để có thể xcas định đơn tố cáo có được thụ lý hay không.
Tại Điều 23 Luật tố cáo 2018 ghi rõ trong đơn tố cáo yêu cầu bắt buộc phải ghi rõ họ tên, địa chỉ và chữ kí của người tố cáo. Có thể hiểu rằng, với trường hợp đơn tố cáo nặc danh không ghi rõ thông tin người tố cáo sẽ không xác định là đơn tố cáo và điều này dẫn tới việc không thể thụ lý đơn tố cáo khi chưa đủ điều kiện tại khoản 1 Điều 29 Luật tố cáo 2018. Và điều này được pháp luật đưa vào điều khoản 2 Điều 35 Luật tố cáo 2018 rằng nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định của pháp luật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này.
Tại khoản 1 Điều 24 Luật tố cáo 2018 quy định thời hạn 07 ngày đến 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo. Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật này; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.
Theo điểm b Khoản 1 Điều 9 quy định quyền của người tố cáo là được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác. Chính vì vậy, có thể hiểu rằng việc thông tin của người tố cáo trong đơn tố cáo sẽ được bảo mật, từ đó suy ra việc người bị tố cáo sẽ không có quyền xem đơn tố cáo mà chỉ được biết về nội dung tố cáo.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện Đơn tố cáo:
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến Đơn tố cáo NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn