QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN KINH DOANH

Thực trạng góp vốn hợp tác kinh doanh được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước như thế nào? Quy định pháp luật về vấn đề này? Hãy cùng NPLaw tìm hiểu trong bài viết này. 

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN KINH DOANHI. Thực trạng góp vốn hợp tác kinh doanh được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước

Hiện nay, hậu quả Covid-19 để lại khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi phục hồi và phát triển trở lại. Lúc đó, góp vốn kinh doanh chính là chìa khóa quan trọng cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển, có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Huy động vốn là quá trình hình thành cơ cấu nguồn vốn kinh doanh và phát triển các nguồn vốn khác tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy mà nhiều nhà doanh nghiệp đã chọn việc góp vốn hợp tác kinh doanh được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước để phục hồi và phát triển doanh nghiệp của mình. 

II. Quy định pháp luật về góp vốn hợp tác kinh doanh được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước

Quy định pháp luật về góp vốn hợp tác kinh doanh được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước như sau: 

1. Góp vốn hợp tác kinh doanh là gì

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Như vậy, ta có thể hiểu góp vốn hợp tác kinh doanh là sự thoả thuận giữa các nhà đầu tư cùng góp vốn, cùng phân chia lợi nhuận, cùng chịu rủi ro, cùng quản lý kinh doanh. . 

2. Ai được quyền góp vốn hợp tác kinh doanh

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh được ký kết bởi các nhà đầu tư. Như vậy, nhà đầu tư là người có quyền góp vốn hợp tác kinh doanh. 

Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Theo khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Như vậy, mọi tổ chức cá nhân đều có quyền góp vốn, trừ những đối tượng nên trên không được góp vốn. 

3. Hình thức góp vốn hợp tác kinh doanh

Theo Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định hình thức góp vốn hợp tác kinh doanh như sau:

- Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam

- Ngoại tệ tự do chuyển đổi

- Vàng

- Quyền sử dụng đất,

- Quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

4. Mẫu hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Đầu tư 2020, hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Mẫu hợp đồng như sau:

Mẫu hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanhIII. Giải đáp một số câu hỏi về góp vốn hợp tác kinh doanh

1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau: 

Trường hợp 1: Theo khoản 1 Điều 510 Bộ luật Dân sự 2015 một bên đề nghị chấm dứt hợp đồng và bên kia chấp nhận hoặc hai bên thỏa thuận về vấn đề chấm dứt hợp đồng và hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng. 

Trường hợp 2: Thời hạn thực hiện hợp đồng kết thúc và các bên không tiếp tục ký thêm hợp đồng mới hoặc gia hạn hợp đồng như trong quy định hợp đồng đã ký kết. 

Trường hợp 3: Theo Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Trường hợp 4: Hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh chấm dứt theo quy định của pháp luật. 

2. Thay đổi tài sản đã cam kết góp bằng loại tài sản khác được không

Tại khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp 2020 đã quy định rõ: 

Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày  được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được thay đổi tài sản đã cam kết góp bằng loại tài sản khác nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.

Tuy nhiên, pháp luật không có quy định chi tiết về thủ tục khi thay đổi loại tài sản góp vốn so với tài sản cam kết góp. 

Như vậy, trong trường hợp muốn thay đổi tài sản đã cam kết góp bằng loại tài sản khác thì phải trước 90 ngày để họp Hội đồng thành viên để nhất trí thực hiện việc thay đổi tài sản góp vốn hay không.

Thay đổi tài sản đã cam kết góp bằng loại tài sản khác được không3. Nghĩa vụ góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

Nghĩa vụ góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau: 

Về bản chất, hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh là một thỏa thuận giữa các bên về quyền và nghĩa vụ trong việc góp vốn hợp tác kinh doanh. Vì vậy, các bên có nghĩa vụ góp vốn theo những gì đã thỏa thuận và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận (nếu có) khi chậm thực hiện nghĩa vụ góp vốn. 

- Căn cứ khoản 1 Điều 506 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nêu các thành viên hợp tác thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì thành viên đó phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 và phải bồi thường thiệt hại.

- Căn cứ khoản 2 Điều 506 Bộ luật Dân sự 2015, các thành viên hợp tác thỏa thuận về việc sử dụng tài sản chung. Đối với những tài sản có giá trị lớn hoặc là tư liệu sản xuất chủ yếu của nhóm hợp tác thì việc định đoạt phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của các thành viên hợp tác. Đối với tài sản khác thì việc định đoạt do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trên đây là những thông tin xoay quanh góp vốn hợp tác kinh doanh. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về góp vốn hợp tác kinh doanh, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan