Hội đồng quản trị là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần và giữ vai trò rất quan trọng trong việc điều hành công ty. Vậy pháp luật quy định như thế nào về bộ phận này, hãy cùng NPLaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Quy định pháp luật về hội đồng quản trị
Theo khoản 1 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Từ khái niệm trên, chúng ta có thấy được một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, đây là một cơ quan, tức là sẽ có cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, cụ thể.
Hội đồng quản trị là gì
Thứ hai, cơ quan này có chức năng quản lý. Điều này cho thấy bộ phận này sẽ quyết định đến những vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của công ty.
Thứ ba, hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Trong công ty cổ phần, đại hội đồng cổ đông là cơ quan lớn nhất. Tuy nhiên, đại hội đồng cổ đông không hoạt động thường xuyên, chỉ họp thường niên mỗi năm một lần và có thể họp bất thường. Do đó, hội đồng quản trị ra đời với vai trò là giải quyết các vấn đề lớn của công ty khi đại hội đồng cổ đông không hoạt động.
Theo khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ như sau:
Quyền và nghĩa vụ
Như vậy, chúng ta có thể thấy được Hội đồng quản trị nắm giữ quyền lực không hề nhỏ trong công ty, cơ quan này quyết định những vấn đề lớn liên quan đến hoạt động và phát triển của công ty.
Theo Điều 154 Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Số lượng thành viên cụ thể sẽ được quy định trong Điều lệ của công ty. Bên cạnh đó, thành viên Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Một cá nhân chỉ được bầu làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ liên tục. Như vậy, nhiệm kỳ của thành viên độc lập Hội đồng quản trị bị giới hạn so với thành viên Hội đồng quản trị.
Cơ cấu tổ chức
Theo Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng quản trị thông qua nghị quyết, quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp và lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.
Trường hợp nghị quyết, quyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Điều lệ công ty và gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên tán thành thông qua nghị quyết, quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về nghị quyết, quyết định đó. Đồng thời những người này phải đền bù thiệt hại cho công ty. Đối với thành viên phản đối thông qua nghị quyết, quyết định nói trên thì được miễn trừ trách nhiệm. Trong trường hợp này, cổ đông của công ty có quyền yêu cầu Tòa án đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ nghị quyết, quyết định nói trên.
cách thức làm việc
Như vậy, Hội đồng quản trị là một trong các cơ quan chủ chốt và giữ vai trò quan trọng trong công ty cổ phần, có cơ cấu tổ chức rõ ràng và được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2020. Hơn nữa, những quyết định của cơ quan này còn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty. Do đó, việc tìm hiểu về vấn đề là cần thiết. Qua bài viết, NPLaw mong có thể giúp người đọc có thêm hiểu biết về cơ quan quản lý công ty này.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn