Hiện nay nhu cầu hợp nhất công ty liên doanh ngày càng có xu hướng tăng cao. Vậy quy định pháp luật về hợp nhất công ty liên doanh là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Hợp nhất công ty liên doanh là việc hai hoặc nhiều công ty liên doanh sáp nhập thành một công ty mới. Việc hợp nhất này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như muốn tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh, hay muốn mở rộng thị trường…Chính vì thế mà loại hình này đang được các doanh nghiệp quan tâm và tìm hiểu.
Quy định pháp luật về hợp nhất công ty liên doanh như sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định hợp nhất công ty là hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Như vậy, có thể hiểu hợp nhất công ty liên doanh là việc hai hoặc nhiều công ty liên doanh sáp nhập thành một công ty mới. Công ty mới này sẽ kế thừa toàn bộ tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ của các công ty cũ.
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định điều kiện để hợp nhất công ty liên doanh như sau:
- Công ty bị hợp nhất phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về hợp nhất công ty.
- Sau khi công ty hợp nhất đăng ký doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất. Công ty hợp nhất đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất theo hợp đồng hợp nhất công ty.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trình tự, thủ tục hợp nhất công ty liên doanh như sau:
Bước 1: Công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất, dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên , địa chỉ trụ sở chính của công ty bị hợp nhất;
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất;
- Thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động;
- Thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất;
- Thời hạn thực hiện hợp nhất;
Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp nhất theo quy định của Luật này.
Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.
Căn cứ Điều 73 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền cho phép hợp nhất công ty liên doanh là Phòng đăng ký kinh doanh.
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 quy định thì việc hợp nhất doanh nghiệp được coi là một trong những hình thức tập trung kinh tế.
Như vậy, việc hợp nhất công ty liên doanh phải thông báo cho Cục cạnh tranh được biết.
Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài hợp nhất công ty liên doanh. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về hợp nhất công ty liên doanh, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn