QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ IN

Sự phát triển không ngừng của công nghệ in ấn đã tạo ra nhu cầu cần thiết bị in mới, hiện đại và tiên tiến hơn để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm in ấn ngày càng tăng, đặc biệt trong lĩnh vực quảng cáo, in ấn quy mô lớn, và in ấn cá nhân. Do đó, các doanh nghiệp và cá nhân cần nhập khẩu thiết bị in để sản xuất các sản phẩm in ấn đa dạng và chất lượng. Việc nhập khẩu các thiết bị in mới giúp cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm in ấn.

Tìm hiểu về nhập khẩu thiết bị in 

Vậy thực trạng liên quan đến Nhập khẩu thiết bị in hiện nay như thế nào? Các quy định pháp luật liên quan Nhập khẩu thiết bị in và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến Nhập khẩu thiết bị in?

I. Tìm hiểu về nhập khẩu thiết bị in 

Quá trình nhập khẩu thiết bị in là quá trình đưa các thiết bị in từ nước ngoài vào một quốc gia để sử dụng trong các hoạt động in ấn. Đây có thể là máy in, máy in phun, máy in laser, máy in offset, máy in nhiệt, máy in chuyển nhiệt, máy in kỹ thuật số, máy in công nghiệp, máy in nhãn, và các thiết bị phụ trợ khác như mực in, giấy in, và linh kiện thay thế.

Quá trình nhập khẩu này thường đi kèm với các bước như nắm rõ yêu cầu về loại thiết bị, số lượng, tính năng kỹ thuật, và các yêu cầu pháp lý liên quan; Tìm nhà cung cấp; Thực hiện thủ tục hải quan; Vận chuyển và giao nhận; Kiểm tra và bảo trì.

II. Quy định pháp luật về nhập khẩu thiết bị in 

1. Hiểu như thế nào về nhập khẩu thiết bị in 

Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP thì Thiết bị ngành in là máy móc, công cụ để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in, photocopy (sau đây gọi chung là thiết bị in), bao gồm:

  • Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in trong hoạt động in (thuộc mã HS 84.42); 
  • Máy in sử dụng một trong các công nghệ (thuộc mã HS 84.43): Kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng, letterpress, máy in lưới (lụa); 
  • Máy gia công sau in (hoạt động bằng điện, thuộc mã HS 84.40, mã HS 84.41): 
  • Máy dao cắt (xén) giấy (bao gồm cả máy cắt bế định hình); 
  • Máy gấp sách (gấp giấy); 
  • Máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ, phay gáy, keo nhiệt); 
  • Máy vào bìa các loại; 
  • Máy kỵ mã liên hợp; 
  • Dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in; 
  • Máy làm túi, bao hoặc phong bì; 
  • Máy làm thùng bìa, hộp, hòm, thùng hình ống, hình trống hoặc đồ chứa; 
  • Máy photocopy đa màu; máy in có chức năng photocopy đa màu đơn chức năng hoặc đa chức năng (thuộc mã HS 84.43).

Nhập khẩu thiết bị in là quá trình mang thiết bị in từ nước ngoài vào trong quốc gia với mục đích sử dụng hoặc thương mại.

2. Nhập khẩu thiết bị in có cần xin phép không? 

Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 60/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 72/2022/NĐ-CP thì trước khi nhập khẩu thiết bị in, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải có giấy cấp phép của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.

3. Có bắt buộc phải làm thủ tục khai báo khi nhập khẩu thiết bị in 

Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 60/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 72/2022/NĐ-CP thì trước khi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải khai báo với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.

III. Một số thắc mắc về nhập khẩu thiết bị in 

1. Thời gian cấp giấy xác nhận khai báo nhập khẩu thiết bị in là bao lâu 

Căn cứ theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 60/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP  thì trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy xác nhận khai báo nhập khẩu thiết bị in; trường hợp không cấp giấy xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

2. Cơ quan quản lý việc nhập khẩu thiết bị in là cơ quan nào 

Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 60/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP thì cơ quan quản lý việc nhập khẩu thiết bị in là Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Thay thế thủ tục cấp giấy phép bằng thủ tục khai báo khi nhập khẩu thiết bị in được không? 

Trước đây luật Việt Nam quy định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in tại điều 28 Nghị định 60/2014/NĐ-CP.

Tuy nhiên, điều này đã được sửa đổi theo quy định mới nhất tại Nghị định 72/2022/NĐ-CP, thì thủ tục này đã không còn mà thay bằng thủ tục khai báo khi nhập khẩu thiết bị in.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan nhập khẩu thiết bị in

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến thực hiện nhập khẩu thiết bị in:

  • Tư vấn về quy định pháp luật liên quan đến nhập khẩu thiết bị in.

  • Hỗ trợ chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ nhập khẩu.

  • Tư vấn về quy trình và thủ tục nhập khẩu.

  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước để xin cấp phép nhập khẩu.

  • Cập nhật thông tin pháp lý mới nhất liên quan đến nhập khẩu thiết bị in.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến nhập khẩu thiết bị in NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan