Quảng cáo thực phẩm dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Với xu hướng ngày càng chú trọng đến dinh dưỡng và sức khỏe, quảng cáo không chỉ giúp nâng cao nhận thức về những lợi ích của thực phẩm dinh dưỡng mà còn tạo dựng niềm tin và uy tín cho thương hiệu. Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch và an toàn cho người tiêu dùng, nội dung quảng cáo cần tuân thủ các quy định pháp luật, đảm bảo không gây hiểu lầm về công dụng của sản phẩm.
Vậy thực trạng liên quan đến quảng cáo thực phẩm dinh dưỡng hiện nay như thế nào? Các quy định pháp luật liên quan đến quảng cáo thực phẩm dinh dưỡng và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến quảng cáo thực phẩm dinh dưỡng?
Nhu cầu quảng cáo thực phẩm dinh dưỡng xuất phát từ việc ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm cần sử dụng quảng cáo để giới thiệu sản phẩm, tạo niềm tin và thu hút khách hàng.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food) là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
Do đó, việc quảng cáo thực phẩm dinh dưỡng là hoạt động giới thiệu, mô tả, và trình bày các sản phẩm thực phẩm nhằm mục đích thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm và sử dụng. Quảng cáo này có thể được thực hiện qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như truyền hình, báo chí, mạng xã hội, v.v.
Căn cứ điểm đ khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 được hướng dẫn bởi Điều 5 và Điều 12 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP thì điều kiện để quảng cáo thực phẩm dinh dưỡng bao gồm:
+ Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
+ Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây:
++Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
++Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
++Quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này và các nội dung sau đây:
++ Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);
++ Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
++ Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
++ Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quy định từ Điều 3 đến Điều 11 Nghị định này (trừ quảng cáo thức ăn chăn nuôi) chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.
Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực được phân công quản lý hoặc theo phân cấp thẩm quyền xác nhận theo quy định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ về yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan quy định tại Khoản 2 Điều này phải có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm dinh dưỡng được quy định tại Điều 27 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP trong đó:
-Trước khi quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.
-Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.
-Hoàn thiện hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo
-Thực hiện thủ tục Giấy xác nhận nội dung quảng cáo
-Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo; tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo sản phẩm đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo và chỉ được quảng cáo phù hợp với nội dung đã được xác nhận.
Căn cứ Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 thì không cấm quảng cáo thực phẩm chức năng, nhưng phải tuân thủ các quy định pháp luật theo Điều 5 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP về nội dung và hình thức quảng cáo, đảm bảo không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định các loại thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo bao gồm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt. Do đó, khi quảng cáo thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt thì phải đăng ký nội dung quảng cáo.
Căn cứ Điều 26 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì các loại thực phẩm nào phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo bao gồm:
-Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
-Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo.
Căn cứ điểm đ khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 quy định về điều kiện quảng cáo thực phẩm thì quảng cáo thực phẩm dinh dưỡng cần phải xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm.
Căn cứ Điều 8 và Khoản 4 Điều 16 Luật Quảng cáo 2012 thì “ Được yêu cầu người quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân đã quảng cáo.” Do đó người dùng có quyền khởi kiện doanh nghiệp nếu sản phẩm không đạt được hiệu quả như quảng cáo hoặc gây hại cho sức khỏe người dùng. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.
Vậy thực trạng liên quan đến quảng cáo thực phẩm dinh dưỡng hiện nay như thế nào? Các quy định pháp luật liên quan đến quảng cáo thực phẩm dinh dưỡng và những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến quảng cáo thực phẩm dinh dưỡng?
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan quảng cáo thực phẩm dinh dưỡng gồm:
-Hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quảng cáo thực phẩm.
-Chuẩn bị và đăng ký nội dung quảng cáo.
-Giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh từ hoạt động quảng cáo.
-Đảm bảo quảng cáo đúng quy định và hiệu quả, tránh rủi ro pháp lý..
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến quảng cáo thực phẩm dinh dưỡng NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn