Quy định pháp luật về quyền hưởng thừa kế như thế nào?

 

Hiện nay, chủ đề về quyền hưởng thừa kế ngày càng được nhiều người tìm hiểu. Vậy quy  định pháp luật về quyền hưởng thừa kế như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu. 

Thực trạng quyền hưởng thừa kế

I. Thực trạng quyền hưởng thừa kế

Thực trạng quyền hưởng thừa kế hiện nay ở Việt Nam diễn ra sôi nổi, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như thiếu sự hiểu biết về pháp luật, tỷ lệ người lập di chúc còn thấp và tình trạng thừa kế theo di chúc không hợp pháp. Để khắc phục những hạn chế này, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, khuyến khích người dân lập di chúc và tăng cường công tác giám định di chúc. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu quy định pháp luật về vấn đề này.

II. Quy định pháp luật liên quan đến quyền hưởng thừa kế

Quy định pháp luật liên quan đến quyền hưởng thừa kế như sau: 

1. Thế nào là quyền hưởng thừa kế

Theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

2. Chủ thể có quyền hưởng thừa kế

Căn cứ theo Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chủ thể có quyền hưởng thừa kế như sau:

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

3. Quyền hưởng thừa kế được xác định bằng cách nào?

Việc xác định hàng thừa kế chỉ diễn ra khi thừa kế được tiến hành theo pháp luật, cụ thể trong các trường hợp quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:

- Không có di chúc;

- Di chúc không hợp pháp;

- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến quyền hưởng thừa kế

1. Người nào không có quyền hưởng thừa kế?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người sau đây không được quyền hưởng di sản thừa kế:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, các đối tượng trên vẫn được hưởng thừa kế nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Không có tên trong sổ hộ khẩu có được quyền hưởng thừa kế không?


 

2. Không có tên trong sổ hộ khẩu có được quyền hưởng thừa kế không?

Căn cứ Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người thừa kế như sau:

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, trong trường hợp đáp ứng đủ điều kiện là người thừa kế thì không có tên trong sổ hộ khẩu vẫn được quyền hưởng thừa kế

3. Trẻ em sơ sinh khi thừa kế theo pháp luật có bị chia phần thừa kế ít hơn những người khác hay không?

Tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Đồng thời, Tại Khoản 1 Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

Như vậy, trẻ em sơ sinh là con của người chết vẫn được hưởng di sản thừa kế, nếu được sinh ra và vẫn còn sống trên 24 giờ. Trẻ em sơ sinh khi thừa kế theo pháp luật không bị chia phần thừa kế ít hơn những người khác. 

Người bị bệnh tâm thần có được hưởng di sản thừa kế không?

4. Người bị  bệnh tâm thần có được hưởng di sản thừa kế không?

Căn cứ vào Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau:

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, pháp luật không hạn chế quyền hưởng thừa kế của người bị bệnh tâm thần. Do đó, người bị bệnh tâm thần vẫn được hưởng thừa kế.

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài quyền hưởng thừa kế. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về quyền hưởng thừa kế, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp