Quyết định đầu tư ra nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch của các hoạt động đầu tư quốc tế. Nó là cơ sở pháp lý để nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài, giúp xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Quyết định này cũng giúp cơ quan nhà nước quản lý và giám sát các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật trong nước và quốc tế. Đồng thời, nó cũng tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận các nguồn tài chính và hỗ trợ cần thiết để triển khai dự án đầu tư.
Hiện nay pháp luật chưa có khái niệm cụ thể thế nào là “quyết định đầu tư ra nước ngoài”, tuy nhiên căn cứ khoản 13 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 có quy định về khái niệm hoạt động đầu tư ra nước ngoài, ta có thể hiểu quyết định đầu tư ra nước ngoài là văn bản chính thức do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận việc cho phép nhà đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư tại nước ngoài. Quyết định này xác định rõ các thông tin về dự án đầu tư, nhà đầu tư, cũng như các điều kiện pháp lý cần thiết để thực hiện đầu tư. Nó giúp đảm bảo tính hợp pháp và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế liên quan đến đầu tư ra nước ngoài.
Căn cứ Điều 59 Luật Đầu tư 2020 quy định về quyết định đầu tư ra nước ngoài như sau:
- Việc quyết định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Theo đó, có 2 loại hoạt động đầu tư: Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước quản lý (khoản 1 Điều 59) và hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều 59 do nhà đầu tư quyết định.
Viện dẫn đến Điều 56 Luật Đầu tư 2020 quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước quản lý (khoản 1 Điều 59) như sau:
* Quốc hội có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án:
- Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
- Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
* Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án (trừ những dự án thuộc thẩm quyền của Quốc Hội):
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
- Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra, những dự án đầu tư không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ thì không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Theo đó, Quốc Hội và Thủ tướng Chính phủ là chủ thể có quyền ra quyết định đầu tư ra nước ngoài.
Việc quyết định đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Điều 59 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Quyết định đầu tư ra nước ngoài
1. Việc quyết định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
3. Nhà đầu tư, cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với việc đầu tư ra nước ngoài.
Theo đó, việc quyết định đầu tư ra nước ngoài được quy định như sau:
- Việc quyết định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Đầu tư 2020 do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Nhà đầu tư, cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Đầu tư 2020 và khoản 2 Điều 59 Luật Đầu tư 2020 chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với việc đầu tư ra nước ngoài.
Nội dung trong quyết định đầu tư ra nước ngoài thường bao gồm các thông tin sau:
Thông tin về nhà đầu tư: Tên, địa chỉ, mã số thuế của tổ chức hoặc cá nhân đầu tư.
Thông tin về dự án đầu tư: Tên dự án, mục tiêu, quy mô, địa điểm, ngành nghề và lĩnh vực đầu tư.
Vốn đầu tư: Tổng số vốn đầu tư, trong đó có phần vốn đầu tư từ phía Việt Nam và các nguồn tài chính khác nếu có.
Thời gian thực hiện dự án: Thời gian bắt đầu và kết thúc dự án đầu tư.
Cơ quan cấp phép và quy trình thực hiện: Cơ quan có thẩm quyền cấp quyết định và các bước tiếp theo sau khi được cấp phép.
Các cam kết và điều kiện đi kèm: Các yêu cầu, cam kết về việc thực hiện dự án, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và đảm bảo tuân thủ pháp luật quốc tế.
Căn cứ vào Điều 56 Luật Đầu tư 2020 quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài như sau:
Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
…
2. Trừ các dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
…
Như vậy, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo hiểm có vốn đầu tư ra nước ngoài là 500 tỷ thì do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Căn cứ vào Điều 60 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật này.
2. Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 53 của Luật này và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này.
3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
4. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Theo quy định trên, quyết định đầu tư ra nước ngoài là một trong năm điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư có thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Vì vậy, nếu nhà đầu tư không có quyết định đầu tư ra nước ngoài, họ sẽ không thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Trên đây là các thông tin liên quan đến quyết định đầu tư ra nước ngoài. Để nhận được sự hỗ trợ cũng như tìm hiểu rõ hơn về thông tin và quy định pháp luật trong lĩnh vực này, quý khách có thể liên hệ với NPLaw. Đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ quý khách.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn