Hiện nay, sản xuất linh kiện cao su đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa nắm được cách tạo ra linh kiện cao su và làm sao để ứng dụng vào đời sống. Vậy, quy định về sản xuất linh kiện cao su như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây. Thông qua bài viết này, NPLaw xin gửi đến Quý Khách hàng những thông tin pháp lý hữu ích về sản xuất linh kiện cao su.
Nhu cầu về linh kiện cao su ngày càng tăng cao và trở thành một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Sản xuất và chế biến linh kiện cao su là một trong những ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam. Ta có thể thấy linh kiện bằng cao su có mặt ở nhiều nơi từ các thiết bị, máy móc hay ô tô, xe máy, và các linh kiện cao su giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các loại thiết bị hay phương tiện như xe ô tô, xe máy.
Tuy nhiên, quy trình sản xuất linh kiện cao su cũng tuân theo các quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất, chế biến và đưa vào ứng dụng thực tế. Thông qua bài viết này, NPLaw sẽ đồng hành cùng Quý bạn đọc tìm hiểu các quy định pháp luật về sản xuất linh kiện cao su.
Linh kiện cao su là các sản phẩm được làm từ cao su tự nhiên hoặc cao su tổng hợp, được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, chẳng hạn như ô tô, điện tử, y tế, và xây dựng. Các linh kiện cao su có thể bao gồm phớt, đệm, gioăng, ống và các chi tiết kỹ thuật khác, đóng vai trò quan trọng trong việc cách nhiệt, chống thấm, hấp thụ sốc hoặc ngăn ngừa rò rỉ.
Sản xuất linh kiện cao su gồm cao su tự nhiên hoặc cao su tổng hợp (như cao su nitrile, silicone, EPDM), trộn với các chất phụ gia như chất độn, chất chống oxi hóa, chất làm mềm, và các hợp chất khác để cải thiện tính chất của sản phẩm.
Hỗn hợp cao su sau khi trộn được đưa vào khuôn ép hoặc đúc khuôn, trong đó khuôn có thể là khuôn nén, khuôn ép hoặc khuôn chuyển tùy thuộc vào sản phẩm. Quá trình này giúp tạo hình linh kiện theo yêu cầu. Sau đó nung nóng cao su ở nhiệt độ cao để liên kết các phân tử cao su lại với nhau, tạo nên độ bền, độ đàn hồi và tính dẻo dai cho sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm sau đó có thể được cắt gọt, kiểm tra chất lượng và hoàn thiện các chi tiết nhỏ như mài nhẵn hoặc xử lý bề mặt trước khi đóng gói và xuất xưởng.
Như vậy, sản xuất linh kiện cao su đòi hỏi sự kết hợp giữa kỹ thuật sản xuất và chất liệu đặc thù để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về độ bền và tính ứng dụng.
Để sản xuất linh kiện cao su tại Việt Nam, có một số điều kiện cụ thể cần lưu ý khi sản xuất. Điều này bao gồm cả khía cạnh pháp lý, kỹ thuật và môi trường sản xuất tại địa phương.
Doanh nghiệp cần bảo đảm điều kiện về pháp lý (giấy phép). Các nhà máy sản xuất linh kiện cao su phải có đầy đủ giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động, quản lý hóa chất và chất thải. Bên cạnh đó, do quá trình sản xuất cao su sử dụng nhiều loại hóa chất, doanh nghiệp phải đảm bảo các quy định về quản lý hóa chất theo Thông tư của Bộ Công Thương về an toàn hóa chất và an toàn trong lao động. Sản xuất cao su có thể tạo ra nhiều chất thải độc hại và khí thải như lưu huỳnh hoặc các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.
Cơ sở sản xuất linh kiện cao su cần phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 2 Nghị định số 53/2020/NĐ-CP:
“2. Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy, địa điểm, cơ sở sản xuất, chế biến (sau đây gọi chung là cơ sở) của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm:
…
g) Cơ sở sản xuất: Giấy, bột giấy, nhựa, cao su; linh kiện, thiết bị điện, điện tử;
...”
Như vậy, cơ sở sản xuất linh kiện cao su phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được thải trong quá trình hoạt động, sản xuất theo Luật Bảo vệ Môi trường và các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra, quá trình sản xuất linh kiện cao su còn phải đáp ứng các điều kiện khác về chất lượng đầu vào, kỹ thuật công nghệ và thiết bị dùng trong quy trình sản xuất.
Nhóm ngành sản xuất sản phẩm từ cao su gồm những hoạt động được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó:
221: Sản xuất sản phẩm từ cao su
2211 - 22110: Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su
Nhóm này gồm: Sản xuất lốp cao su cho xe thô sơ, thiết bị, máy di động, máy bay, đồ chơi, đồ đạc và các mục đích sử dụng khác
Loại trừ:
- Sản xuất nguyên liệu sửa chữa săm được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su);
- Sửa chữa săm và lốp, vá hoặc thay được phân vào nhóm 45200 (Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác).
2219 - 22190: Sản xuất sản phẩm khác từ cao su
Nhóm này gồm:
- Sản xuất các sản phẩm khác từ cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp, cao su chưa lưu hoá hoặc đã lưu hóa hoặc đã làm cứng
Loại trừ:
- Sản xuất sản phẩm sợi dệt cho lốp xe được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu);
- Sản xuất quần áo bằng sản phẩm dệt co dãn được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));
- Sản xuất giày dép cao su được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép);
- Sản xuất keo dán từ cao su được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu);
- Sản xuất tấm trải lưng cho lạc đà được phân vào nhóm 22110 (Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su);
- Sản xuất thuyền và mảng bơm hơi được phân vào nhóm 30110 (Đóng tàu và cấu kiện nổi) và nhóm 30120 (Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí);
- Sản xuất đồ dùng trong thể thao bằng cao su, trừ quần áo được phân vào nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao);
- Sản xuất các chương trình trò chơi và đồ chơi bằng cao su (bao gồm thuyền cao su bơm hơi cho trẻ em, con thú bơm hơi bằng cao su, bóng và các đồ tương tự) được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi);
- Tái chế cao su được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu).
Thành phần hồ sơ thành lập công ty sản xuất linh kiện cao su thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần sản xuất sản phẩm từ plastic bao gồm những tài liệu sau:
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
(2) Điều lệ công ty.
(3) Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
(4) Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nguyên nhân từ các nhà máy sản xuất linh kiện cao su thường phải xử lý nước thải từ quá trình sản xuất, quá trình này có thể gây ô nhiễm môi trường và có tác động tiềm năng đến sức khỏe nếu không được xử lý đúng cách. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp sản xuất linh kiện cao su đều phải thực hiện ĐTM
Căn cứ Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định những dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm 2 nhóm:
- Dự án đầu tư nhóm I gồm có:
1. Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
2. Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
3. Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
4. Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
5. Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
6. Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
- Dự án đầu tư nhóm II gồm có:
1. Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
2. Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
3. Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
4. Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
Tuy nhiên trường hợp các đối tượng trên thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Vì vậy nếu dự án về cơ sở sản xuất linh kiện cao su có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường hoặc các thuộc dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường khác theo quy định của pháp luật mà không phải dự án đầu tư công khẩn cấp thì phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Tại Việt Nam, ngành sản xuất linh kiện cao su thuộc vào nhóm các ngành công nghiệp có nguy cơ cháy nổ cao, vì cao su là vật liệu dễ cháy. Theo quy định của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP về công tác phòng cháy và chữa cháy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản và sử dụng các vật liệu dễ cháy, nổ (trong đó có cao su), phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, cơ sở cần phải tuân thủ các quy định về:
- Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động;
- Bố trí lối thoát hiểm và kế hoạch ứng phó sự cố;
- Đào tạo nhân viên về an toàn PCCC và tổ chức diễn tập định kỳ.
Các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra và đánh giá cơ sở trước khi cấp giấy chứng nhận này.
Ở Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất linh kiện cao su có thể thuê nhà xưởng để sản xuất linh kiện cao su. Thị trường bất động sản công nghiệp ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, và có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, và khu công nghệ cao cung cấp dịch vụ cho thuê nhà xưởng, phù hợp cho các loại hình sản xuất, bao gồm cả sản xuất linh kiện cao su.
Khi thuê nhà xưởng sản xuất linh kiện cao su, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau: Vị trí nhà xưởng phải xa khu dân cư, nằm trong các khu công nghiệp được phép sản xuất. Doanh nghiệp cũng cần kiểm tra nhà xưởng được thuê đã được cấp các giấy phép liên quan như Giấy phép xây dựng, Giấy phép hoạt động sản xuất, và đáp ứng đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và phù hợp với loại hình sản xuất cao su. Bởi vì ngành sản xuất linh kiện cao su có yêu cầu an toàn đặc thù, có thể gây ra ô nhiễm tiếng ồn, khí thải, và chất thải rắn, vì vậy khi chọn nhà xưởng cũng cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường.
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thuê, có thể tham khảo thông tin NPLaw đã cung cấp hoặc liên hệ NPLaw để lựa chọn được loại nhà xưởng phù hợp.
IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về sản xuất linh kiện cao su
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến quy định pháp luật về sản xuất linh kiện cao su của Quý Khách hàng, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú với kinh nghiệm tư vấn dày dặn, sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề liên quan đến cơ sở sản xuất cao su. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn