Vàng miếng được giao dịch hàng ngày trên thị trường nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hết về vàng miếng và phân biệt vàng miếng với đồng xu đúc từ vàng. Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến sản xuất vàng miếng.
Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thị trường vàng quy định rõ "Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng". Do đó, từ sau Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, Nhà nước thông qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) độc quyền sản xuất, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu… không có tổ chức, cá nhân nào được sản xuất vàng miếng.
Vàng miếng là loại vàng có giá trị cao nhất trong các loại vàng, vàng miếng sẽ có độ tinh khiết vàng lên đến 99,99% và thường được dập thành miếng hoặc cán mỏng thành từng tấm hoặc khối có trọng lượng và kích thước theo tiêu chuẩn.
Có thể hiểu đơn giản thì là việc sản xuất vàng miếng là quy trình biến đổi từ nguyên liệu sản xuất vàng trở thành sản phẩm “vàng miếng" theo quy chuẩn nhất định.
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012, Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. NHNN tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng; tổ chức thực hiện xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng như sau: “Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sản xuất vàng miếng không đúng quy định của pháp luật.”
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định như sau: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;”
Như vậy, cá nhân sản xuất vàng miếng không đúng quy định thì bị phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Nếu pháp nhân sản xuất vàng miếng không đúng quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng.
Theo quy định tại khoản 3 của Điều 4 của Nghị định 24/2012/NĐ-CP, quy định rằng Nhà nước độc quyền trong việc sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu, và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
Do đó, doanh nghiệp không thể tự mình nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3, khoản 7 Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng như sau: “Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sản xuất vàng miếng không đúng quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên, doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng miếng không đúng quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng.
Theo khoản 3 Điều 3 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012, nguồn vàng nguyên liệu sau đây để tổ chức sản xuất vàng miếng SJC, Vàng miếng SJC do Công ty SJC đã sản xuất, gia công, có ít nhất một trong các đặc điểm sau:
+ Không đủ trọng lượng, bị cắt dũa, mài mòn;
+ Bị trầy xước;
+ Bị đóng thêm các dấu hiệu, ký hiệu không phải của Công ty SJC;
+ Bị biến dạng.
Như vậy, vàng miếng do Công ty SJC đã gia công bị đóng thêm các ký hiệu khác không phải của Công ty SJC thì có thể được sử dụng để sản xuất vàng miếng SJC.
Trên đây là những thông tin cơ bản về những vấn đề liên quan đến sản xuất vàng miếng. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, hãy liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực kinh doanh vàng, dân sự, hình sự, đầu tư mà còn nhiều dịch vụ khác. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.