Quy định pháp luật về thủ tục đăng ký môi trường

Thủ tục đăng ký môi trường là một thủ tục quan trọng, giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm bắt được đầy đủ các thông tin liên quan đến nguồn thải phát sinh từ các dự án đầu tư xây dựng, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trong đó bao gồm số lượng, nguồn gốc, chủng loại, đặc tính và phương án xử lý của các chất thải. Thực hiện thủ tục đăng ký môi trường giúp cho các tổ chức và cá nhân tuân thủ đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, từ đó tránh hành vi vi phạm quy định của pháp luật, dẫn đến các chế tài xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa, việc đăng ký môi trường còn giúp cho các chủ thể hoàn thiện thủ tục pháp lý để được phép hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của các doanh nghiệp, công ty.

Vì vậy, các doanh nghiệp và tổ chức cần phải thực hiện theo khuôn khổ của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có phát sinh chất thải ra môi trường, vấn đề bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội, vì vậy việc thực hiện thủ tục đăng ký môi trường nhằm đảm bảo không gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường, giúp cho các doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật cũng như tránh được những rắc rối có liên quan. Cụ thể hơn, có thể tìm hiểu quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký môi trường trong bài viết dưới đây cùng NPLAW.

I. Thực trạng thủ tục đăng ký môi trường hiện nay

Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhiệm vụ bảo vệ môi trường được đề cao hơn bao giờ hết, bảo vệ môi trường được xem là nhiệm vụ chiến lược không thể tách rời với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội, là nhân tố bảo đảm tối đa sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người, từ đó góp phần ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.

Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đặt ra yêu cầu khắt khe đối với hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó thủ tục đăng ký môi trường là một trong những thủ tục bắt buộc. Hoạt động đăng ký môi trường cũng diễn ra ngày càng phổ biến, khi thái độ tôn trọng pháp luật của các tổ chức và cá nhân ngày càng được nâng cao. Tất cả các chủ thể đều hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, lấy phòng ngừa và phòng tránh là chính, từng bước ngăn chặn sự gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường, đảm bảo an ninh sinh thái, giải quyết cơ bản các vấn đề môi trường, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng cường hoạt động bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái quan trọng, bảo vệ môi trường không làm ảnh hưởng hoặc phương hại đến chủ quyền an ninh quốc gia.

Thực trạng thủ tục đăng ký môi trường hiện nay

II. Các quy định liên quan đến thủ tục đăng ký môi trường

1. Thủ tục đăng ký môi trường là gì?

Đăng ký môi trường là thủ tục hồ sơ môi trường mới được cập nhật trong luật bảo vệ môi trường. Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về đăng ký môi trường. Theo đó, thủ tục đăng ký môi trường có thể được hiểu là: Là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đó (hay còn được gọi chung là dự án đầu tư, cơ sở).

2. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký môi trường

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về hoạt động đăng ký môi trường. Theo đó, những trường hợp bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký môi trường bao gồm:

Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường;

Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước giai đoạn ngày Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành, có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường. 

Các trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký môi trường

Tuy nhiên, các đối tượng nêu trên sẽ được miễn thực hiện thủ tục đăng ký môi trường khi thuộc một trong những trường hợp sau (khoản 2 Điều 49 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022):

Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng an ninh;

Dự án đầu tư khi đi vào vận hành trên thực tế và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tuy nhiên không phát sinh chất thải hoặc có phát sinh chất thải với khối lượng nhỏ, có thể xử lý bằng công trình xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.

3. Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký môi trường gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, có quy định về hồ sơ và thủ tục đăng ký môi trường. Theo đó, hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký môi trường bao gồm những loại giấy tờ và tài liệu như sau: 

  • Văn bản đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu số 47 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT;

  • Bản sao quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở  (nếu có).

Như vậy, trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký môi trường cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ và tài liệu nêu trên.

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến thủ tục đăng ký môi trường

1. Văn bản thủ tục đăng ký môi trường gồm những nội dung gì?

Căn cứ theo quy định tại Mẫu số 47 ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, thì văn bản đăng ký môi trường bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

+ Thông tin liên quan đến chủ đầu tư thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường bao gồm: Địa chỉ trụ sở chính, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người đại diện theo pháp luật, số điện thoại liên hệ, email, fax ...;

+ Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, bao gồm: Tên dự án đầu tư, cơ sở; địa điểm thực hiện dự án đầu tư, cơ sở; vốn thực hiện dự án đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư; quy mô, công suất, công nghệ và loại hình sản xuất của dự án đầu tư, cơ sở;

+ Nguyên nhân liệu, hóa chất sử dụng, các sản phẩm của dự án đầu tư, cơ sở (liệt kê theo các loại nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng, các sản phẩm của dự án đầu tư, cơ sở đó);

+ Loại chất thải, khối lượng chất thải phát sinh của dự án đầu tư, cơ sở;

+ Phương án thu gom, quản lý, xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở;

+ Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường (trong đó cần phải nêu rõ các cam kết về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng dự án đầu tư và trong quá trình hoạt động sản xuất của dự án đầu tư, cơ sở đó).

2. Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận thủ tục đăng ký môi trường?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, có quy định về vấn đề tiếp nhận đăng ký môi trường. Theo đó:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã, phường là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thành phần hồ sơ đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi đến bằng hình thức tiếp nhận trực tiếp, thông qua dịch vụ bưu điện hoặc nhận bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

+ Ủy ban nhân dân cấp xã, phường cập nhật dữ liệu về đăng ký môi trường vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.

Như vậy, theo điều luật nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thủ tục đăng ký môi trường là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

3. Thực hiện thủ tục đăng ký môi trường có cần cung cấp hoá đơn điện, nước không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, có quy định về thành phần hồ sơ đăng ký môi trường, tuy nhiên không yêu cầu các chủ thể phải cung cấp hóa đơn tiền điện, tiền nước.

Hay nói cách khác, hóa đơn tiền điện, tiền nước không bắt buộc phải cung cấp khi thực hiện thủ tục đăng ký môi trường.

4. Thời điểm thực hiện thủ tục đăng ký môi trường

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 49 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về thời điểm đăng ký môi trường. Theo đó, thời điểm đăng ký môi trường được xác định như sau:

(1) Đăng ký môi trường trước khi vận hành chính thức đối với: Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường và thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

(2) Đăng ký môi trường trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc trước khi xả chất thải ra môi trường đối với trường hợp không phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với: Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường và không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

(3) Đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng: đối với Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày 01/01/2022 có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký môi trường

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký môi trường:

-Tư vấn về các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục đăng ký môi trường.

-Hỗ trợ trong việc soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký môi trường.

-Tư vấn về các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký môi trường.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc có liên quan đến thủ tục đăng ký môi trường NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan