Chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại đất khác hiện nay rất phổ biến, nhất là chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp. Vậy điều kiện để chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp là gì, cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện việc chuyển đổi này? Hãy cùng theo dõi bài viết này của NP Law để được giải đáp thắc mắc.
Chính phủ vừa thông qua Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 05/9/2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 39/2021/QH15 về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025. Trong đó có nội dung yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch, song phải hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất khu công nghiệp.
Theo quy định tại Điều 134 Luật Đất đai 2013 thì hiện tại thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thì hiện tại đang có sự hạn chế, tùy thuộc vào diện tích đất trồng lúa của mỗi địa phương thì họ sẽ có những chính sách khác nhau, có phép chuyển đổi hay không. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa. Người sử dụng đất trồng lúa không được chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Trong trường hợp người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.
Theo khoản 2 Điều 134 Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất trồng lúa nếu muốn chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thì phải thực hiện các trình tự, thủ tục, nộp hồ sơ theo quy định pháp luật để nhận được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trình tự thủ tục như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bước 2: Thẩm tra, xác minh và hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ tài chính
Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Bước 3: Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và cập nhật hồ sơ
Cơ quan tài nguyên và môi trường trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính
Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Theo Điều 59 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
- Tổ chức sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng phải xin phép UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất.
- Hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa. Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.
NP LAW với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, thực hiện trường hợp chuyển đổi sẽ căn cứ theo quy định pháp luật, hồ sơ khách hàng cung cấp để tư vấn chi tiết, cụ thể về việc lập bản kê khai số tiền phải nộp, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê và nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định,..
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, đây là một trong những thủ tục phức tạp đối với doanh nghiệp hay cá nhân, hộ gia đình khi có nhu cầu trong lĩnh vực này, gặp nhiều khó khăn vì thủ tục và hồ sơ tương đối khó hiểu. Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NP Law) với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ mọi thắc mắc của khách hàng và cung cấp các dịch vụ pháp lý để đảm bảo bảo vệ tốt nhất quyền lợi của Quý khách hàng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn