Quy định về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ mới nhất 

Cùng với xu hướng phát triển kinh tế, hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cũng ngày càng diễn ra phổ biến hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về việc thực hiện chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.

Vậy thực trạng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ như thế nào? Quy định pháp luật về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ hiện hành ra sao? Có những vướng mắc gì thường gặp liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ?

Để giải đáp vướng mắc này, Hãng luật NPLaw xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:

Hiện nay, thực tế nhiều tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, tồn tại thực trạng như sau:

-Nhiều tổ chức, cá nhân chưa hiểu rõ về chủ thể có quyền chuyển giao sở hữu trí tuệ đối với từng sản phẩm sở hữu trí tuệ từ đó dẫn đến việc ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ với chủ thể không có thẩm quyền chuyển giao, gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng sau này;

-Nhiều tổ chức, cá nhân chưa hiểu rõ về các điều kiện chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

-Nhiều tổ chức, cá nhân chưa nắm rõ hoặc biết nhưng không thực hiện đúng trình tự thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp phải đăng ký (Ví dụ trường hợp chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng- Theo Điều 19 Nghị định 79/2023/NĐ-CP; chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu- Theo khoản 1 Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019) dẫn đến ảnh hưởng hiệu lực của hợp đồng đã giao kết, dẫn đến tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng.

-Để hạn chế những tranh chấp phát sinh không đáng có trong quá trình đàm phán, giao kết, thực hiện các giao dịch chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân dự định tham gia các giao dịch này cần tìm hiểu rõ các quy định có liên quan trước khi thực hiện.

II. Các quy định liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ

Các quy định liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ hiện nay như sau:

Pháp luật Sở hữu trí tuệ chưa có quy định giải thích thế nào là chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở các quy định có liên quan, có thể hiểu, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là việc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (Bên giao quyền) cho phép tổ chức, cá nhân khác (bên nhận quyền) khai thác, sử dụng một hoặc một số quyền đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Trong phạm vi bài viết này tập trung phân tích về trường hợp chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ không thuộc trường hợp bắt buộc chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Để được chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Về chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ: Cần đảm bảo rằng bên giao quyền là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Đây là điều kiện tiên quyết trong quá trình chuyển giao, bởi chỉ khi họ có quyền thì họ mới có khả năng chuyển giao đúng pháp luật. 

- Thực hiện chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ;

- Việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không được vi phạm quy định khác của pháp luật có liên quan. (Theo khoản 1, khoản 2 Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022)

- Đáp ứng các điều kiện hạn chế chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, tuỳ thuộc vào từng đối tượng được chuyển giao:

Đáp ứng các điều kiện hạn chế chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, tuỳ thuộc vào từng đối tượng được chuyển giao:

+ Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:

Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng của tổ chức chủ trì theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. 

(Theo Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ được bổ sung bởi khoản 55 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022)

+  Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:

Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.

Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật Sở hữu trí tuệ.

(Theo Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Chủ thể có quyền chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

-Với quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả: Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan được quyền chuyển giao quyền tác giả/ quyền liên quan đến quyền tác giả cho tổ chức, cá nhân khác. (Theo Điều 45, Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

- Với quyền sở hữu công nghiệp: Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được quyền chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp của mình cho tổ chức, cá nhân khác. (Theo Điều 138, Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

- Với quyền đối với giống cây trồng: Chủ bằng bảo hộ giống cây có quyền chuyển giao quyền đối với giống cây trồng cho người khác. (Theo Điều 192, Điều 194 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, được bổ sung bởi khoản 75 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022)

III. Các thắc mắc thường gặp liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ

Các thắc mắc thường gặp liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ như sau:

Chuyển nhượng quyền tác giả được xem là chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, Chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. (Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Tuỳ thuộc vào phạm vi chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ mà bên nhận chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ có quyền nhất định với sản phẩm trí tuệ.

Tuỳ thuộc vào phạm vi chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ mà bên nhận chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ có quyền nhất định với sản phẩm trí tuệ.

Ví dụ:

- Với quyền tác giả trong trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả chuyển nhượng quyền tác giả cho tổ chức, cá nhân khác (là bên nhận chuyển giao quyền tác giả). Khi đó bên nhận chuyển giao quyền tác giả có thể có các quyền  quy định tại khoản 3 Điều 19 (quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm), Điều 20 (quyền tài sản của tác giả)(Theo khoản 1 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

3. Các điều khoản cần có trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ?

Các điều khoản cần có trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

Các điều khoản cần có trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

- Căn cứ chuyển quyền;

- Dạng hợp đồng;

- Phạm vi chuyển giao quyền;

- Giá, phương thức thanh toán;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên;

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

(Theo Điều 46, Điều 48, Điều 140, Điều 143, Điều 144, Điều 192, Điều 194 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Những hạn chế trong việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là những điều kiện giới hạn trong việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

- Thực hiện chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ;

- Việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không được vi phạm quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca. 

- Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp. 

(Theo Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022)

Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:

+Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

+Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

+Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

+Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

+Quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng của tổ chức chủ trì theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. 

(Theo Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ được bổ sung bởi khoản 55 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022)

-Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:

+Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.

+Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

+Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

+Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

+Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật Sở hữu trí tuệ.

(Theo Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

V. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ

Hãng Luật NPLaw là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ với quy trình, công việc thực hiện gồm:

-Tiếp nhận thông tin khách hàng cần tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng chuẩn bị giấy tờ hoàn thiện thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

-Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan