Quy định về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo không chỉ là một xu hướng kinh tế mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Với vai trò tiên phong trong đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp này đang ngày càng được Nhà nước chú trọng hỗ trợ thông qua nhiều chính sách ưu đãi pháp lý.

I. Tìm hiểu về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hiện nay là những doanh nghiệp có nền tảng đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, từ đó mang lại giá trị vượt trội so với các mô hình kinh doanh truyền thống. Tại Việt Nam, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế tri thức, đồng thời góp phần nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế. Đặc trưng của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo không chỉ ở ý tưởng đột phá mà còn ở khả năng ứng dụng thực tiễn, với tầm nhìn phát triển dài hạn và khả năng tạo ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội.

II. Quy định pháp luật về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

1. Thế nào là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 94/2020/NĐ-CP quy định: “Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”.

Theo đó, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.

2. Đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Một số đặc điểm tiêu biểu của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bao gồm:

  • Dựa trên ý tưởng đổi mới sáng tạo: Đây là yếu tố cốt lõi tạo nên giá trị khác biệt của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Các ý tưởng thường tập trung vào việc áp dụng công nghệ mới hoặc tạo ra các giải pháp đột phá để giải quyết vấn đề thực tiễn.
  • Tập trung vào công nghệ và sáng tạo: Phần lớn các doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, từ trí tuệ nhân tạo, ... với mục tiêu tạo ra giá trị mới cho người dùng và xã hội. 
  • Khả năng tăng trưởng nhanh: Với mô hình kinh doanh linh hoạt và ứng dụng công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có khả năng mở rộng quy mô nhanh chóng, từ đó chiếm lĩnh thị trường trong thời gian ngắn.
  • Tính rủi ro cao: Doanh nghiệp này thường đối mặt với nhiều rủi ro do thị trường chưa ổn định, tính mới của sản phẩm hoặc dịch vụ, và sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực đổi mới.

Những đặc điểm này làm cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy sự đổi mới và phát triển kinh tế trong thời đại hiện nay.

3. Mức ưu đãi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hiện nay

Ưu đãi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước theo Điều 8 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:

  • Khi chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đó theo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này không phải đáp ứng yêu cầu về doanh thu, số năm hoạt động trong cùng ngành nghề trong thời hạn 06 năm kể từ khi sản phẩm lần đầu được sản xuất và đủ điều kiện để đưa ra thị trường
  • Sản phẩm đổi mới sáng tạo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này là hàng hóa của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước khi tham dự thầu được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.
  • Sản phẩm đổi mới sáng tạo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này là dịch vụ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước khi tham dự thầu trong nước, quốc tế được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 của Nghị định này.

III. Một số thắc mắc về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

1. Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có được hưởng ưu đãi gì không

Điểm g khoản 1 và khoản 3 Điều 10 Luật đầu tư 2023, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều 10 khi tham dự gói thầu mua sắm hàng hóa, hỗn hợp. Cụ thể như sau:

“b) Cộng thêm điểm vào điểm đánh giá của nhà thầu thuộc đối tượng được ưu đãi đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá cố định, dựa trên kỹ thuật, kết hợp giữa kỹ thuật và giá để so sánh, xếp hạng;

c) Cộng thêm số tiền vào giá dự thầu hoặc vào giá đánh giá của nhà thầu không thuộc đối tượng được ưu đãi đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc phương pháp giá đánh giá để so sánh, xếp hạng;”

Như vậy, nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu theo quy định trên. 

2. Trong lựa chọn nhà thầu, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có được hưởng ưu đãi gì không

Theo điểm g khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Luật đấu thầu 2023, nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu gồm:

  • Xếp hạng cao hơn cho nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong trường hợp nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi và nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được đánh giá ngang nhau;
  • Cộng thêm điểm vào điểm đánh giá của nhà thầu thuộc đối tượng được ưu đãi đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá cố định, dựa trên kỹ thuật, kết hợp giữa kỹ thuật và giá để so sánh, xếp hạng;
  • Cộng thêm số tiền vào giá dự thầu hoặc vào giá đánh giá của nhà thầu không thuộc đối tượng được ưu đãi đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc phương pháp giá đánh giá để so sánh, xếp hạng;
  • Được ưu tiên trong đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí khác trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;
  • Gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng được dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ tham dự thầu. Trường hợp đã tổ chức đấu thầu, nếu không có doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ đáp ứng được yêu cầu thì được phép tổ chức đấu thầu lại và cho phép các doanh nghiệp khác được tham dự thầu.

Như vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hưởng các ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu theo quy định trên.

3. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước khi chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo được hưởng những ưu đãi nào?

Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 24/2024/NĐ-CP: “Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước khi chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đó theo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này không phải đáp ứng yêu cầu về doanh thu, số năm hoạt động trong cùng ngành nghề trong thời hạn 06 năm kể từ khi sản phẩm lần đầu được sản xuất và đủ điều kiện để đưa ra thị trường”.

Như vậy, mức ưu đãi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước khi chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo thì được hưởng ưu đãi như trên.

4. Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam có bắt buộc thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước không?

Theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật đầu tư 2020, nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau: “Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

Như vậy, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vừa và nhỏ thì không bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

5. Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bao gồm những nội dung gì?

Điều 22 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, nội dung hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo bao gồm:

  • Hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung
  • Hỗ trợ tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ
  • Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh mới
  • Hỗ trợ công nghệ
  • Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu
  • Hỗ trợ về thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo

Như vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hỗ trợ các nội dung theo quy định trên.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Trên đây là bài viết của NPLaw về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn về hỗ trợ.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan