Quy định về dự án đầu tư lấn biển?

Dự án đầu tư lấn biển đang trở thành một trong những chủ đề nóng hổi trong lĩnh vực phát triển kinh tế và quản lý tài nguyên biển tại Việt Nam. Vậy quy định về dự án đầu tư lấn biển hiện nay như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của NPLaw nhé. 

Dự án đầu tư lấn biển là dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, tập hợp các giải pháp, đề xuất có liên quan đến hoạt động lấn biển để phát triển quỹ đất, quỹ đất có mặt nước, cơ sở hạ tầng và các công trình khác phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Việc lấn biển đã trở thành xu hướng phổ biến tại nhiều quốc gia ven biển, bao gồm cả Việt Nam. Tuy nhiên, vì tác động tiềm tàng đến hệ sinh thái biển và quy hoạch không gian biển, các dự án này cần tuân thủ các quy định pháp luật nghiêm ngặt.

Theo Khoản 1 Điều 72 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định: “Dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư có hoạt động lấn biển là dự án đầu tư xây dựng gồm tập hợp các giải pháp, đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động san lấp, lấn biển, xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng nhằm tạo quỹ đất sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Theo đó, có thể hiểu dự án đầu tư lấn biển là dự án đầu tư xây dựng sử dụng các biện pháp liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động san lấp, lấn biển, xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ mục đích phát triển kinh tế, xã hội hoặc các mục đích khác.

Những khu nào​​​​​​​ được thực hiện dự án đầu tư lấn biển

Nhà nước hiện khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng vốn, kỹ thuật, công nghệ thực hiện các hoạt động lấn biển theo quy định pháp luật. Theo điểm c khoản 2 Điều 190 Luật đất đai 2024, hoạt động lấn biển phải “Phù hợp với quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch đô thị;”.

Ngoài ra, hoạt động lấn biển mà có phần diện tích thuộc một trong các khu vực theo khoản 3 Điều 190 Luật đất đai 2024 thì chỉ được thực hiện khi được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư.

Theo Điểm c Khoản 5 Điều 190 Luật đất đai 2024 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển như sau: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, giao đất, cho thuê đất để lấn biển, thanh tra, kiểm tra hoạt động lấn biển và quản lý, sử dụng khu vực lấn biển trên địa bàn theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quản lý, giao đất, cho thuê đất để lấn biển theo quy định.

Đối với dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển, Nhà nước hiện nay có chính sách giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển cho chủ đầu tư để thực hiện hoạt động lấn biển. Trình tự, thủ tục cho thuê đất cụ thể được thực hiện theo quy định của pháp luật tại Điều 73 Nghị định 102/2024/NĐ-CP.

Hiện nay, không có quy định bắt buộc phải ký quỹ khi thực hiện dự án đầu tư lấn biển. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền có đề nghị chủ đầu tư ký quỹ một khoản tiền để đảm bảo thực hiện dự án lấn biển. Việc ký quỹ này nhằm giảm thiểu rủi ro nhà đầu tư bỏ dự án hoặc không thực hiện đúng tiến độ. Mức ký quỹ sẽ được quyết định dựa trên quy mô và tính chất của dự án.

Xác định tiền​​​​​​​ sử dụng đất, tiền thuê đất trong dự án đầu tư lấn biển thế nào?

Theo Khoản 1 Điều 75 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong hoạt động lấn biển được xác định như sau: “Việc xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; trường hợp áp dụng phương pháp thặng dư để xác định giá đất cụ thể thì việc ước tính tổng chi phí phát triển phải bao gồm chi phí lấn biển đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 72 Nghị định này; trường hợp tổng chi phí phát triển lớn hơn tổng doanh thu phát triển thì phần chênh lệch được tính vào chi phí của dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển”.

Như vậy, việc xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện theo quy định nêu trên.

Theo quy định hiện nay, việc giao đất, cho thuê đất để lấn biển đối với dự án đầu tư lấn biển bằng nguồn vốn đầu tư công được thực hiện theo một số thủ tục cơ bản như sau:

Bước 1: Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư theo Điều 71 Nghị định 102/2024/NĐ-CP.

Bước 2: nộp hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển kèm theo dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ, quyết định giao đất, cho thuê đất đồng thời với giao khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển.

Hiện nay không có quy định cụ thể về xử lý dự án đầu tư lấn biển khi chủ đầu tư bị phá sản. Tuy nhiên, căn cứ quy định của Luật phá sản, chủ đầu tư là doanh nghiệp khi mở thủ tục phá sản có thể chuyển nhượng dự án cho chủ thể khác hoặc tiến hành thanh lý tài sản theo quy định pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và ra quyết định dựa trên tình hình cụ thể của dự án và quyền lợi của các bên liên quan.

Trên đây là bài viết của NPLaw về vấn đề dự án đầu tư lấn biển hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan