Hoạt động khám, chữa bệnh là một loại hợp đồng dân sự, được thiết lập dưới hình thức hợp đồng dịch vụ giữa người bệnh và cơ sở khám, chữa bệnh. Dịch vụ này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và luôn ẩn chứa những rủi ro không thể kiểm soát được. Trong đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng phải tuân thủ những quy định chung của pháp luật. Bài viết này NPLaw sẽ cung cấp tới bạn về quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong khám chữa bệnh.
Trong thực tế, việc khám chữa bệnh rất phức tạp, nên dễ xảy ra tranh chấp trong khám chữa bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
Ngày 23/11/2009, Quốc hội ban hành Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009. Theo đó, tại Điều 80 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh là tranh chấp liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh giữa các đối tượng sau đây:
Tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh được giải quyết như sau:
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh là 05 năm, kể từ khi sự việc xảy ra.
Quan hệ giữa người bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thể hiện dưới hình thức hợp đồng dịch vụ, trong đó người hành nghề tham gia vào quan hệ nhân danh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Đa số các tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh là liên quan đến hợp đồng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Hiện nay, vẫn có những bất cập tồn đọng trong giải quyết tranh chấp trong khám chữa bệnh.
Trường hợp về tranh chấp là người bệnh hoặc đại diện của họ cho rằng, người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã không thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ của mình và dẫn đến hậu quả xấu. Tuy nhiên, Luật khám bệnh, chữa bệnh lại không quy định về quyền khiếu nại của người sử dụng dịch vụ đối với bên cung cấp. Trong khi đó, quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, đồng thời cũng đã là quyền phổ biến trong thương mại, dân sự với tư cách là quyền của người tiêu dùng. Điều 318 Luật Thương mại năm 2005 đã ghi nhận quyền này.
Về cách thức xử lý tranh chấp khám bệnh, chữa bệnh, theo Điều 80 Luật khám bệnh, chữa bệnh thì các bên có trách nhiệm tự hòa giải về nội dung của tranh chấp; trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ngoài cơ chế giải quyết bằng tự hòa giải và Toà án, đối với tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh cần có thêm phương thức giải quyết tranh chấp thông qua vai trò của bên thứ ba là hội đồng nghề y như nhiều nước đang áp dụng. Việc giải quyết tranh chấp bởi hội đồng nghề y sẽ khách quan, nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn cách giải quyết đậm tính hành chính với sự tham gia của Bộ Y tế, Sở Y tế mỗi khi có tranh chấp trong khám chữa bệnh. Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong nhiều trường hợp sẽ hữu hiệu hơn sự can thiệp bằng các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là đối với các tranh chấp dân sự, trong đó có tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Hậu quả của tranh chấp trong khám chữa bệnh nếu không giải quyết hoặc giải quyết không triệt để
Khi có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp trong khám chữa bệnh thì cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết các vấn đề tranh chấp. Việc không giải quyết tranh chấp trong khám chữa bệnh hoặc giải quyết không triệt để sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề, có thể kể đến như: Dễ gây đến tình trạng bức xúc cho người bệnh hoặc người đại diện cho họ. Bởi hoạt động khám chữa bệnh là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Việc giải quyết không thỏa đáng, không đúng quy định pháp luật sẽ khiến cho người bệnh và gia đình họ kháng cáo Bản án kháng cáo Bản án, điều này khiến họ phải đi lại nhiều lần, tồn thời gian, tiền bạc, công sức,...
Ngoài ra, việc không giải quyết tranh chấp trong khám chữa bệnh hoặc giải quyết không triệt còn thể hiện sự thiếu sót trong hoạt động giải quyết tranh chấp của Tòa án, Toà án chưa thực hiện đúng nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hậu quả sẽ không đảm bảo trật tự, ổn định đời sống và phát triển các vấn đề nền tảng của xã hội.…
Hiện nay, nhu cầu khám bệnh và chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của người dân ngày càng cao. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ khám bệnh chữa bệnh của một số cơ sở chưa đảm bảo, mang đến nhiều hậu quả xấu cho người bệnh. Dẫn đến tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh giữa người bệnh hoặc người đại diện của họ với người hành nghề hoặc với cơ sở cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh, hãy liên hệ ngày tới NPLaw để được tư vấn và giải quyết nhanh chóng.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (Hãng Luật NPLaw) là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật uy tín về tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về quy trình giải quyết các vấn đề về tranh chấp. Kế đó, quý khách có thể đưa ra quyết định lựa chọn Luật sư của NPLaw bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc là người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng. NPLaw rất hân hạnh trở thành đơn vị đồng hành, cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý cho Quý Khách hàng.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn