Có thể hiểu chuyển nhượng là việc một bên chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của mình sang cho chủ thể khác. Khi ấy, chủ thể nhận chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu, người có quyền sử dụng tài sản mới đối với tài sản chuyển nhượng. Hiện nay, đã số các giao dịch chuyển nhượng giữa các bên được thực hiện một cách tự do. Tuy nhiên, pháp luật cũng đặt ra quy định về hạn chế chuyển nhượng đối với một số giao dịch nhất định, có thể kể đến là các giao dịch về chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về hạn chế chuyển nhượng nói chung và hạn chế chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp nói riêng thông qua bài viết dưới đây.
Hiện nay, pháp luật chưa đưa ra định nghĩa về hạn chế chuyển nhượng. Có thể hiểu, hạn chế chuyển nhượng là việc giới hạn việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản từ một bên sang bên khác trong các giao dịch. Hạn chế chuyển nhượng thường được áp dụng trong các lĩnh vực như chuyển nhượng bất động sản, dự án đầu tư, cổ phần, nhãn hiệu hoặc quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ lợi ích của các bên liên quan và đảm bảo tính ổn định của thị trường.
Giao dịch hay chuyển nhượng tài sản là một trong những quyền của công dân. Vì vậy, việc hạn chế chuyển nhượng chỉ được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể và phải tuân thủ các điều kiện nhất định. Hiện nay, việc hạn chế chuyển nhượng có thể được áp dụng trong các trường hợp như sau:
Cần lưu ý rằng, việc hạn chế chuyển nhượng được áp dụng bởi người có thẩm quyền trên cơ sở các quy định của pháp luật. Không áp dụng hạn chế chuyển nhượng một cách bừa bãi.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc hạn chế chuyển nhượng. Trong đó, có thể kể ra một số lý do chính như:
Khoản 1 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“Chuyển nhượng phần vốn góp
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.”.
Căn cứ quy định trên, trừ trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại theo quy định của pháp luật và trường hợp xử lý phần vốn góp trong trường hợp đặc biệt, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng phần vốn góp (hạn chế về chủ thể nhận chuyển nhượng). Cụ thể, việc chuyển nhượng phải được thực hiện như sau:
Khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.”.
Căn cứ quy định trên việc chuyển nhượng cổ phần bị hạn chế trong 02 trường hợp như sau:
Khoản 1 Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.”.
Đồng thời, Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu…”.
Căn cứ 02 quy định trên, nếu việc chuyển nhượng được thực hiện trái với quy định của pháp luật thì hợp đồng chuyển nhượng sẽ bị vô hiệu. Khi ấy, hợp đồng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập.
Căn cứ quy định tại Điều 34 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 08/QĐ-HĐTV, hồ sơ chuyển nhượng cổ phiếu của cổ đông sáng lập trong thời gian hạn chế chuyển nhượng gồm những thành phần như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020, việc chuyển nhượng cổ phần bị hạn chế trong các trường hợp như sau:
Như đã đề cập, chuyển nhượng tài sản nói chung là quyền hợp pháp của công dân. Vì vậy hành vi hạn chế chuyển nhượng sai pháp luật được xem là hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của công dân. Vì vậy, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, người hạn chế chuyển nhượng có thể bị xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Ngoài ra, người hạn chế chuyển nhượng còn có thể bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả như buộc cho phép chuyển nhượng và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết mà NPLaw của chúng tôi cung cấp để hỗ trợ Quý khách hàng về hạn chế chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp. Trường hợp Quý Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề nêu trên hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay cho NPLaw theo thông tin bên dưới để được đội ngũ chúng tôi trực tiếp tư vấn và hướng dẫn giải quyết.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn