Quy định về khởi kiện chia di sản thừa kế mới năm 2023

Tranh chấp về thừa kế là một vấn đề phổ biến trong lĩnh vực tranh chấp dân sự. Đặc biệt, tranh chấp liên quan đến việc phân chia di sản thừa kế luôn là một chủ đề nhạy cảm và phức tạp. Nhiều trường hợp không thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp, các bên phải khởi kiện chia di sản thừa kế.

Vậy thực trạng khởi kiện chia di sản thừa kế hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật về khởi kiện chia di sản thừa kế hiện hành ra sao? Có những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến khởi kiện chia di sản thừa kế?

Thực trạng khởi kiện chia di sản thừa kế

Để giải đáp vướng mắc này, Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:

Trước đây, khi cuộc sống vật chất đơn giản, việc tranh chấp di sản thừa kế ít xảy ra. Ngày nay, khi cuộc sống trở nên phức tạp hơn, giá trị tài sản ngày càng tăng đặc biệt là đất đai càng khiến cho việc khởi kiện chia di sản thừa kế càng trở nên phổ biến hơn và tồn tại thực trạng như sau:

- Số lượng vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế được giải quyết tại Tòa án ngày càng nhiều. Từ đầu năm 2023 đến nay tổng số bản án giải quyết chia di sản thừa kế đã được giải quyết tại Tòa án trên cả nước đã được Công bố trên trang Công bố bản án là 235/637 vụ án liên quan đến thừa kế.

-Các vụ án khởi kiện chia di sản thừa kế kéo dài gần chục năm thậm chí hơn chục năm liên tục xử đi xử lại hết xét xử sơ thẩm đến xét xử phúc thẩm đến giám đốc thẩm huỷ án xét xử lại do việc xác định nguồn gốc di sản thừa kế phức tạp, khó khăn đặc biệt với đất đai vì được hình thành từ rất lâu và trải qua nhiều lần cải tạo, thay đổi trong quá trình sử dụng;

- Nhiều vụ án do người khởi kiện không nắm được rõ trình tự thủ tục khởi kiện, quy định pháp luật và cũng không thuê Luật sư có đủ năng lực, chuyên môn để hỗ trợ trong quá trình khởi kiện chia di sản thừa kế nên không biết áp dụng đúng, đủ các quy định có lợi cho mình, không phát hiện kịp thời những sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến vụ án để kịp thời có biện pháp can thiệp kịp thời, gây lãng phí thời gian, chi phí theo vụ kiện và không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng mà mình được hưởng.

II. Quy định pháp luật liên quan đến khởi kiện chia di sản thừa kế

Quy định pháp luật hiện hành liên quan đến khởi kiện chia di sản thừa kế như sau:

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể giải thích thế nào là khởi kiện chia di sản thừa kế. Trên cơ sở các quy định pháp luật có liên quan, có thể hiểu, khởi kiện chia di sản thừa kế là việc cá nhân, tổ chức hoặc người đại diện hợp pháp của cá nhân, tổ chức nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng việc chia tài sản của người đã chết để lại mà cá nhân, tổ chức đó được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Để xác định chủ thể có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế, trước tên cần phải xác định rõ ai là người có quyền hưởng di sản thừa kế. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, có hai hình thức thừa kế chính là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Bên cạnh đó, có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Do đó, chủ thể có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế gồm:

  • Người được chỉ định trong di chúc để nhận phần di sản (hay còn được gọi là người có quyền thừa kế theo di chúc). Người có quyền thừa kế theo di chúc thường khởi kiện yêu cầu công nhận tính hợp pháp của di chúc và yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc khi có tranh chấp phát sinh với những người thừa kế theo pháp luật do những người này cho rằng di chúc được lập không hợp pháp. 
  • Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó. (Theo Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015)
  • Theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 của Bộ luật Dân sự năm 2015, Những người có quyền thừa kế theo pháp luật được xếp theo thứ tự như sau:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 

 

Trình tự, thủ tục khởi kiện khởi kiện chia di sản thừa kế được thực hiện theo các bước sau:

Trình tự, thủ tục khởi kiện khởi kiện chia di sản thừa kế

-Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm:

+ Đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế;

+ Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân/căn cước công dân, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận nuôi con nuôi,….;

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

+ Bản kê khai các di sản;

+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận đăng ký xe,… ;

+ Di chúc của người để lại di sản (nếu có);

+ Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan: Biên bản họp gia đình, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (Nếu có).

-Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện

Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện đã chuẩn bị đến Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định. (qua hình thức trực tiếp/ dịch vụ bưu chính/trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Toà án sử dụng chứng thư số)

(Theo Điều 189, Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

III. Các thắc mắc thường  gặp liên quan đến khởi kiện chia di sản thừa kế

Một số thắc mắc thường gặp cần giải đáp liên quan đến khởi kiện chia di sản thừa kế như sau:

Các thắc mắc thường gặp liên quan đến khởi kiện chia di sản thừa kế

Mẫu đơn khởi kiện chia di sản thừa kế gồm những nội dung chính như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày….. tháng …… năm…….

 

ĐƠN KHỞI KIỆN

                    Kính gửi: Toà án nhân dân ……………………………………

 

Người khởi kiện: ……………………………………………………………

CMND/ CCCD số:…………………do…………………..cấp ngày…………

Tại:……………………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………...

Địa chỉ liên hệ:………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………................................................. (nếu có)

Người bị kiện:………………………………………………………………..

CMND/ CCCD số:…………………do…………………..cấp ngày…………

Tại:……………………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………...

Địa chỉ liên hệ:……………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………................................................. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)…………………………….

CMND/ CCCD số:…………………do…………………..cấp ngày…………

Tại:……………………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………...

Địa chỉ liên hệ:……………………………………………………………….. 

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………...(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : ………………………………............(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)…………………………..

CMND/ CCCD số:…………………do…………………..cấp ngày…………

Tại:……………………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………...

Địa chỉ liên hệ:……………………………………………………………….. Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..……............. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:

 

Người làm chứng (nếu có)……………………………………………………

CMND/ CCCD số:…………………do…………………..cấp ngày…………

Tại:……………………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………...

Địa chỉ liên hệ:……………………………………………………………….. 

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………...…….…......... (nếu có). 

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

1……………………………………………………………………………….

2……………………………………………………………………………….

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) 


 

Người khởi kiện

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Theo Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Mẫu số 23-DS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP)

Thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. (Theo Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2015; Điều 184, Điều 185 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015)

Để xác định án phí khởi kiện chia di sản thừa kế cần căn cứ và đối tượng khởi kiện có thuộc trường hợp miễn, giám án phí hay không, giá trị di sản thừa kế yêu cầu chia, kết quả giải quyết yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện, cụ thể như sau:

- Người khởi kiện chia di sản thừa kế được miễn án phí trong trường hợp là Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ. (Theo Điểm đ Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14)

- Người khởi kiện chia di sản thừa kế được giảm 50% án phí trong trường hợp gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp án phí và có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. (Theo Khoản 1 Điều 13 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14)

- Người khởi kiện chia di sản thừa kế đóng án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối khối di sản thừa kế (Theo Điểm a Khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14). Mức thu án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch theo bảng sau:

Vụ việc

Mức thu

Án phí dân sự sơ thẩm đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

 

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

(Theo Mục 1.3 Danh mục Án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14)

Để khởi kiện yêu cầu chia thừa kế thì người khởi kiện phải khởi kiện trong thời hiệu khởi kiện. Vì căn cứ theo Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi thừa kế như sau:

-Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

+ Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật dân sự 2015

+ Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu di sản.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến khởi kiện chia di sản thừa kế

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện các thủ tục liên quan đến khởi kiện chia di sản thừa kế với quy trình, công việc thực hiện gồm:

-Tiếp nhận thông tin khách hàng cần tư vấn về khởi kiện chia di sản thừa kế;

- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng chuẩn bị tài liệu thực hiện thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế;

-Soạn thảo hồ sơ khởi kiện, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình khởi kiện tại Toà án.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về khởi kiện chia di sản thừa kế NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

Website: nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp