Kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp là một trong những nội dung nhận nhiều sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. NPLaw xin gửi đến Quý khách hàng bài viết cung cấp các nội dung pháp lý hữu ích về kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp.
Nhu cầu về các hoạt động thể thao ngày càng tăng cao, kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp thể thao. Việc kinh doanh hoạt động thể thao hiện nay không chỉ đơn thuần là cung cấp dịch vụ tập luyện mà còn là tạo ra một lối sống lành mạnh và trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Hiện nay, xã hội quan tâm hơn đến sức khoẻ cũng như cải thiện cuộc sống, do đó nhu cầu hoạt động thể thao tăng cao, kéo theo đó là sự gia tăng của nhu cầu kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp.
Kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp là một hình thức kinh doanh liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, hoặc tổ chức các hoạt động có liên quan đến thể thao. Điều này có thể bao gồm việc xây dựng và vận hành các cơ sở vật chất thể thao, tổ chức các sự kiện thể thao, sản xuất và phân phối các sản phẩm thể thao, hoặc cung cấp các dịch vụ huấn luyện và đào tạo thể thao.
Theo quy định tại Mục 2, Chương III Nghị định số 36/2019/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp gồm:
- Nhân viên chuyên môn bao gồm: Người hướng dẫn tập luyện thể thao phải đáp ứng một trong các điều kiện quy định pháp luật; Nhân viên cứu hộ; Nhân viên y tế.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
- Điều kiện đặc biệt bao gồm:
+ Điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện và doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm phải có người hướng dẫn tập luyện thể thao theo quy định và có cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao theo quy định pháp luật.
+ Điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao dưới nước phải Có nhân viên cứu hộ; cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao theo quy định và đối với hoạt động thể thao trên sông, trên biển, trên hồ hoặc suối lớn phải có xuồng máy cứu sinh.
Việc mở doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao được tuân thủ theo quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp, cụ thể quy định như sau:
* Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp bao gồm:
Theo quy định tại các Điều 21, Điều 22, Điều 23 và Điều 24 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo từng loại hình, nhìn chung, hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm các tài liệu như sau:
(1) Giấy đề nghị đăng ký công ty;
(2) Điều lệ của công ty;
(3) Danh sách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (mẫu Phụ lục I-6 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần (mẫu Phụ lục I-7 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
(4) Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực sau đây:
(5) Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
* Thủ tục mở doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ hoặc đăng ký nhận kết quả tại địa chỉ thông qua doanh nghiệp trả kết quả qua Bưu điện.
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 36/2019/NĐ-CP, điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao chỉ bao gồm nhân viên chuyên môn là người hướng dẫn tập luyện thể thao đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Là huấn luyện viên hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;
+ Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;
+ Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao không bắt buộc có có cả huấn luyện viên chuyên nghiệp và vận động viên chuyên nghiệp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 36/2019/NĐ-CP quy định yêu cầu đối với huấn luyện viên chuyên nghiệp như sau:
“Huấn luyện viên chuyên nghiệp phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
1. Có bằng tốt nghiệp đại học thể dục thể thao chuyên ngành phù hợp với hoạt động của môn thể thao chuyên nghiệp và hoàn thành chương trình đào tạo huấn luyện viên chuyên nghiệp của liên đoàn thể thao quốc gia.
2. Có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao châu lục hoặc thế giới của môn thể thao chuyên nghiệp cấp.
3. Có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp của nước ngoài được liên đoàn thể thao châu lục hoặc thế giới của môn thể thao chuyên nghiệp công nhận”.
Như vậy, đối với chức danh huấn luyện viên chuyên nghiệp cần đảm bảo 01 trong 03 điều kiện nêu trên, không bắt buộc phải có bằng đại học phù hợp.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 36/2019/NĐ-CP, cơ quan quản lý việc kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp là Cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tức Sở Văn Hoá, Thể thao và Du lịch.
Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định về kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp, Công ty Luật TNHH Ngọc Phú sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các vấn đề về kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới NPLaw để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thủ tục pháp lý của NPLaw tư vấn tận tình và nhanh chóng với thông tin liên hệ dưới đây:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Rất mong được hợp tác với Quý Khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!