Tập đoàn kinh tế được hình thành từ nhu cầu liên kết kinh tế nhằm tích tụ, tập trung, chuyên môn hóa, hợp tác hóa trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự hình thành và phát triển của các Tập đoàn kinh tế phù hợp với xu thế phát triển của nền sản xuất xã hội. Ngành nghề kinh doanh của tập đoàn là vấn đề luôn được đặc biệt quan tâm.
Vậy quy định pháp luật về ngành nghề kinh doanh của tập đoàn hiện hành như thế nào? Ngành nghề kinh doanh của một số tập đoàn tại Việt Nam ra sao? Có những lưu ý gì cần liên quan đến ngành nghề kinh doanh của tập đoàn?
Để giải đáp vướng mắc này, NPLaw xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:
Pháp luật hiện hành chưa có quy định định nghĩa về ngành nghề kinh doanh của tập đoàn. Có thể hiểu đơn giản, ngành nghề kinh doanh của tập đoàn là các lĩnh vực kinh doanh của nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác được xác lập từ mục đích đầu tư thành lập và chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Ngành nghề kinh doanh của tập đoàn phụ thuộc vào định hướng phát triển và quy mô hoạt động của tập đoàn. Mỗi tập đoàn có thể hoạt động trong đa ngành nghề, cụ thể:
-Ngành nghề sản xuất: Tập đoàn có thể hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng từ hàng tiêu dùng đến hàng công nghiệp như sản xuất ô tô, điện tử, thiết bị gia dụng, quần áo, thực phẩm, vật liệu xây dựng,...
- Ngành nghề dịch vụ tài chính: Tập đoàn có thể hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn tài chính, quản lý tài sản, chứng khoán,…..
- Ngành nghề dịch vụ công nghệ thông tin: Tập đoàn có thể cung cấp dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin như phát triển phần mềm, quản lý hạ tầng mạng, dịch vụ đám mây, an ninh thông tin,....
-Ngành nghề thương mại bán lẻ: Tập đoàn có thể hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng cuối cùng, bao gồm cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm, trang web thương mại điện tử,...
-Ngành nghề dịch vụ hậu cần và logistics: Tập đoàn có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần như vận chuyển, kho bãi, logistics, quản lý chuỗi cung ứng,...
-Ngành nghề năng lượng và công nghiệp hóa: Tập đoàn có thể hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối năng lượng (điện, dầu khí) hoặc các ngành công nghiệp hóa chất, gốm sứ, thép, …
-Ngành nghề bất động sản và xây dựng: Tập đoàn có thể tham gia vào việc phát triển và quản lý các dự án bất động sản, xây dựng nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại,....
Trên đây là một số ví dụ về ngành nghề kinh doanh của tập đoàn. Tùy thuộc vào chiến lược và mục tiêu kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của tập đoàn có thể đa dạng và phong phú.
Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của tập đoàn bao gồm:
-Quy mô lớn: Tập đoàn thường hoạt động trên quy mô lớn, với nhiều công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên liên kết khác, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện và nhân viên. Điều này cho phép họ có khả năng mở rộng, tham gia vào nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
- Đa ngành: Tập đoàn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ có thể sở hữu và vận hành các công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất đến dịch vụ và thương mại. Tập đoàn thường tập trung vào việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để giảm rủi ro. Bằng cách hoạt động trong nhiều lĩnh vực, họ có thể tận dụng các cơ hội mới và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ một ngành kinh doanh đơn lẻ.
-Quản lý chuyên nghiệp: Tập đoàn thường có những quy trình quản lý chuyên nghiệp và hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh mẽ để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tuân thủ các quy định và quy tắc.
-Hợp tác và kết nối: Tập đoàn có khả năng hợp tác và kết nối với các đối tác, khách hàng và nhà cung cấp trong nhiều ngành kinh doanh. Điều này giúp tạo ra các cơ hội mới và xây dựng mạng lưới đối tác rộng lớn.
-Tầm ảnh hưởng: Với quy mô lớn và sự đa ngành, tập đoàn thường có tầm ảnh hưởng lớn đối với ngành kinh doanh và nền kinh tế của quốc gia hoặc khu vực mà họ hoạt động.
-Chiến lược phát triển: Tập đoàn thường có chiến lược phát triển dài hạn để tăng trưởng và mở rộng thị trường với các ngành nghề kinh doanh đa dạng. Điều này bao gồm việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, mua lại công ty và mở rộng quy mô hoạt động.
Ngành nghề kinh doanh của một số tập đoàn tại Việt Nam như sau:
-Tập đoàn Vingroup: Bất động sản, bán lẻ, sản xuất ô tô, ngành điện tử, dược phẩm, giáo dục, y tế.
-Tập đoàn Masan: Thực phẩm
-Tập đoàn FPT: Công nghệ thông tin, viễn thông, giáo dục.
-Tập đoàn Hòa Phát: Vật liệu xây dựng, nông nghiệp, điện máy gia dụng, bất động sản.
- Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI: Công nghiệp trang sức, vàng bạc, đá quý, công nghiệp kim cương, bất động sản, tài chính ngân hàng, dịch vụ nhà hàng.
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Dầu khí, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm.
- Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội: Viễn thông
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Điện lực
- Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam: Xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu; các sản phẩm hóa dầu, vật tư, thiết bị phục vụ ngành xăng dầu và các ngành khác; kinh doanh vận tải xăng dầu và kho cảng dầu; khảo sát thiết kế, xây lắp công trình xăng dầu và dân dụng; dịch vụ khách sạn và dịch vụ du lịch; bảo hiểm; bất động sản; vận tải; hóa chất; khí hóa lỏng; xuất nhập khẩu tổng hợp; cơ khí; tin học viễn thông & tự động hóa.
- Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam: Công nghiệp Than, công nghiệp Khoáng sản, công nghiệp Điện, vật liệu nổ, các dịch vụ khác.
- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam: Viễn thông, công nghệ thông tin.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn bao gồm:
- Mục đích đầu tư thành lập và chiến lược phát triển tập đoàn.
- Vốn đầu tư của tập đoàn đối với các ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định.
- Tiềm năng phát triển của ngành nghề kinh doanh được lựa chọn.
- Lợi thế của tập đoàn trong việc phát triển ngành nghề kinh doanh được lựa chọn.
Một số lưu ý liên quan đến ngành nghề kinh doanh của tập đoàn như sau:
5.1. Ngành nghề kinh doanh của tập đoàn có bị phụ thuộc bởi yếu tố vốn điều lệ hay không?
Ngành nghề kinh doanh của tập đoàn bị phụ thuộc bởi yếu tố vốn điều lệ đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện có quy định về vốn pháp định.
Ví dụ: Với tập đoàn có nhóm công ty hoạt động trong ngành nghề kinh doanh chứng khoán có yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại Việt nam cụ thể như sau:
- Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng;
-Tự doanh chứng khoán: 50 tỷ đồng;
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng;
- Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng.
Trường hợp tổ chức đề nghị cấp phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn điều lệ tối thiểu là tổng số vốn tương ứng với từng nghiệp vụ trên. (Theo Khoản 1 Điều 175 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP)
5.2. Cho tôi hỏi về vấn đề sau đây: Tập đoàn tôi có thực hiện một số ngành nghề kinh doanh, tuy nhiên, trong đó có một ngành nghề thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật Việt Nam. Do vậy, khi thực hiện thì tập đoàn của tôi có cần đáp ứng điều kiện đó cho tất cả các ngành nghề hay chỉ cần cho một ngành nghề đó thôi.
Khi thực hiện kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật Việt Nam, tập đoàn cần đảm bảo đáp ứng điều kiện với ngành nghề kinh doanh có điều kiện đó mà không phải áp dụng điều kiện đó cho tất cả các ngành nghề kinh doanh khác. (Theo Khoản 9 Điều 3, Khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư 2020)
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến ngành nghề kinh doanh của tập đoàn với quy trình, công việc thực hiện gồm:
-Tiếp nhận thông tin khách hàng cần tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến ngành nghề kinh doanh của tập đoàn;
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng chuẩn bị tài liệu hoàn thiện thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến ngành nghề kinh doanh của tập đoàn;
-Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
-Nhận, thông báo và bàn giao kết quả cho khách hàng.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về ngành nghề kinh doanh của tập đoàn mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau:
Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn