Vốn đầu tư công là khoản vốn được lấy từ ngân sách nhà nước, từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Nguồn vốn đầu tư công đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hạ tầng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu quy định về nguồn vốn đầu tư công hiện nay nhé.
Nguồn vốn đầu tư công đóng vai trò nền tảng trong việc thúc đẩy các dự án phát triển hạ tầng và kinh tế của quốc gia. Đây là các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính công khác, được phân bổ cho các dự án phục vụ lợi ích chung như xây dựng cầu đường, bệnh viện, trường học và các công trình thiết yếu khác. Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật để đảm bảo tính hiệu quả, tránh lãng phí và tham nhũng. Việc tìm hiểu sâu hơn về các quy định liên quan đến nguồn vốn đầu tư công sẽ giúp các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước triển khai dự án một cách minh bạch và đúng pháp luật.
Khoản 22 Điều 4 Luật đầu tư công 2019 giải thích về vốn đầu tư công như sau: “Vốn đầu tư công quy định tại Luật này bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, có thể hiểu nguồn vốn đầu tư công là nguồn vốn được lấy từ ngân sách Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để đầu tư theo quy định.
Điều 12 Luật đầu tư công 2019 quy định nguyên tắc quản lý đầu tư công như sau:
Vậy, việc quản lý nguồn vốn đầu tư công phải tuân theo các nguyên tắc quản lý quy định tại Luật Đầu tư công, mục đích nhằm đảm bảo rằng nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tránh lãng phí.
Việc thẩm định nguồn vốn là một nội dung trong thẩm định chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật đầu tư công 2019. Do vậy, việc thẩm định nguồn vốn đầu tư công phải thực hiện trước khi tiến hành các dự án. Việc thẩm định cũng giúp đánh giá khả năng cân đối nguồn lực tài chính, tránh lãng phí ngân sách và đảm bảo rằng dự án tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư công.
Điểm a khoản 2 Điều 85 Luật Nhà ở 2023 quy định những ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội như sau:
“2. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không bằng vốn quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng các ưu đãi sau đây:
a) Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất của dự án; chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được miễn và không phải thực hiện thủ tục đề nghị miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;”
Trong đó, khoản 1 Điều 85 Luật nhà ở quy định về những ưu đãi đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn đầu tư công.
Như vậy, chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội nhưng không sử dụng nguồn vốn đầu tư công thì được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất của dự án theo quy định trên.
Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo khoản 3 Điều 48 Luật đầu tư công. Theo Luật Đầu tư công 2019 quy định cơ chế phân bổ vốn đầu tư công theo kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm nhằm đảm bảo nguồn lực được phân bổ hợp lý và có hiệu quả cao nhất.
Theo hướng dẫn tại mục 18 Công văn số 5015/CV-TCT ngày 22/7/2022 của Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư: “Khi thẩm định chủ trương đầu tư cho các các dự án khởi công mới trong giai đoạn trung hạn, việc thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công phải căn cứ vào tổng số vốn đầu tư công trung hạn được Thủ tướng Chính phủ thông báo cho các Bộ, cơ quan trung ương để đảm bảo tính khả thi của dự án...”
Như vậy, khi tiến hành thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công phải căn cứ vào tổng số vốn đầu tư công trung hạn được Thủ tướng Chính phủ thông báo cho các Bộ, cơ quan trung ương.
Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư công đối với dự án đầu tư công tại nước ngoài được quy định tại khoản 6 Điều 6 Nghị định 99/2021/NĐ-CP như sau:
Như vậy, việc quản lý nguồn vốn đầu tư công cho dự án đầu tư công tại nước ngoài được thực hiện theo nguyên tắc trên.
Trên đây là bài viết của NPLaw về vấn đề nguồn vốn đầu tư công hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho Quý Khách hàng. Nếu cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn và hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn