Nuôi con nuôi là một việc làm hết sức ý nghĩa và mang tính nhân đạo sâu sắc. Trong sự phát triển chung của thế giới, Luật nuôi con nuôi là sự cố gắng hết sức to lớn nhằm tạo ra khung pháp lý hoàn chỉnh về nuôi con nuôi trong mối quan hệ tương quan với các nước trong khu vực và thế giới. Vậy vấn đề nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể như thế nào, hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài sẽ đảm bảo những nguyên tắc tại Điều 4 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi, cụ thể:
Việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài sẽ phải thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, cụ thể:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
Như vậy, khi đáp ứng một trong các trường hợp trên thì bạn có thể nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Đây cũng là điều kiện đầu tiên mà chúng ta cần soi xét.
Việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được đặt trong mối tương quan với các nước khác trên thế giới, vì vậy điều này cần đáp ứng các điều kiện nhất định. Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
Cụ thể Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
(1) Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
(2) Những người sau đây không được nhận con nuôi:
(3) Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.
Nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài sẽ cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định của Luật nuôi con nuôi 2010.
Theo khoản 1 Điều 31 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây
Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này. Cụ thể, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
Lưu ý: Ngoại trừ đơn xin nhận con nuôi, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì các giấy tờ, tài liệu còn lại do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi thì phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trên.
Căn cứ pháp lý: khoản 3 Điều 31, Điều 33, Điều 34, Điều 36, Điều 37 Luật nuôi con nuôi 2010.
Bước 1: Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật nuôi con nuôi 2010 thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.
Bước 2: Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này về việc đồng ý cho làm con nuôi trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi cần được xác minh thì Sở Tư pháp đề nghị Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác minh; cơ quan công an có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.
Sau khi kiểm tra, xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì Sở Tư pháp xác nhận và gửi Bộ Tư pháp.
Bước 3: Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra và xử lý hồ sơ của người nhận con nuôi theo quy định trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp người nhận con nuôi đích danh, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Bước 4: Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp về việc nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp theo khoản 3 Điều 36 Luật nuôi con nuôi 2010.
Tiếp đó, căn cứ Điều 37 Luật nuôi con nuôi 2010 thì Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
Tiếp theo, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi. Người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp;
Trường hợp vợ chồng xin nhận con nuôi mà một trong hai người vì lý do khách quan không thể có mặt tại lễ giao nhận con nuôi thì phải có ủy quyền cho người kia; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Hết thời hạn nêu trên, nếu người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
Tùy vào từng trường hợp mà thẩm quyền đăng ký việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài sẽ khác nhau. Theo quy định tại Điều 9 Luật Nuôi con nuôi 2010, cơ quan thực hiện việc đăng ký nhận nuôi con nuôi được quy định cụ thể như sau:
Theo khoản 3 Điều 36 Luật nuôi con nuôi 2010: “Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình: “Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình."
Tuy nhiên tại khoản 3 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về người được nhận làm con nuôi thì: “Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng."
Vì vậy, cần phải có sự đồng ý của vợ/chồng bạn hoặc cha mẹ của cháu mới có thể nhận nuôi con nuôi.
Theo khoản 1 Điều 36 Luật nuôi con nuôi 2010 thì Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải quyết; nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Sở Tư pháp để chấm dứt việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mà NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn