Các đồ dùng làm từ thủy tinh ngày càng được ưa chuộng nhờ tính sang trọng, an toàn và thân thiện với môi trường. Mặc dù được sử dụng phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa nắm được cách tạo ra thủy tinh. Vậy quy định về sản xuất linh kiện thủy tinh như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Nhu cầu sản xuất linh kiện thủy tinh đang gia tăng nhờ vào sự phát triển công nghệ điện tử, ô tô, y tế và xây dựng. Các ứng dụng đa dạng từ màn hình điện thoại đến kính chắn gió ô tô và thiết bị y tế yêu cầu linh kiện thủy tinh chất lượng cao và độ chính xác cao.
Linh kiện thủy tinh là các bộ phận hoặc sản phẩm được chế tạo từ thủy tinh để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Chúng có thể bao gồm:
Sản xuất linh kiện thủy tinh cần tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn cụ thể, đảm bảo chất lượng và hiệu suất của sản phẩm trong các ứng dụng khác nhau.
Nhóm ngành sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh gồm những hoạt động được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg theo đó:
231 - 2310: Sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh
Nhóm này gồm:
Hoạt động sản xuất thủy tinh ở mọi loại hình, mọi phương thức và tất cả các sản phẩm như:
23101: Sản xuất thủy tinh phẳng và sản phẩm từ thủy tinh phẳng
Nhóm này gồm:
- Sản xuất thủy tinh tấm bao gồm thủy tinh màu, dây thủy tinh hoặc thủy tinh tấm;
- Sản xuất thủy tinh tấm cán mỏng hoặc làm cứng;
- Sản xuất gạch lát sàn thủy tinh;
- Sản xuất gương thủy tinh;
- Sản xuất các sản phẩm phân cách bằng thủy tinh nhiều lớp.
23102: Sản xuất thủy tinh rỗng và sản phẩm từ thủy tinh rỗng
Nhóm này gồm:
- Sản xuất chai và các vật đựng khác bằng thủy tinh;
- Sản xuất ly uống và các đồ thủy tinh khác hoặc các đồ pha lê;
- Sản xuất thủy tinh dạng ống và dạng que.
23103: Sản xuất sợi thủy tinh và sản phẩm từ sợi thủy tinh
- Sản xuất sợi thủy tinh, bao gồm len thủy tinh và các sản phẩm phi sợi từ thủy tinh;
23109: Sản xuất thủy tinh khác và các sản phẩm từ thủy tinh
- Sản xuất đồ thủy tinh trong dược, phòng thí nghiệm, và đồ vệ sinh;
- Sản xuất đồ thủy tinh để làm đồng hồ đeo tay và để bàn, đồ thủy tinh để làm thiết bị quang học;
- Sản xuất đồ thủy tinh trong đồ trang sức;
- Sản xuất các chất cách ly bằng thủy tinh;
- Sản xuất vỏ bọc thủy tinh cho bóng đèn;
- Sản xuất tượng bằng thủy tinh.
Loại trừ:
- Sản xuất vải được dệt từ sợi thủy tinh được phân vào nhóm 13120 (Sản xuất vải dệt thoi);
- Sản xuất các sản phẩm quang học được phân vào nhóm 26700 (Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học);
- Sản xuất sợi quang học và sợi cáp quang để truyền hình ảnh động được phân vào nhóm 27310 (Sản xuất dây cáp, sợi cáp quang học);
- Sản xuất đồ chơi thủy tinh được phân vào nhóm 32400 (Sản xuất đồ chơi, trò chơi);
- Sản xuất ống tiêm và các thiết bị phòng thí nghiệm y tế khác được phân vào nhóm 32501 (Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa).
Theo quy định tại các Điều 21, 22, 23 và 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau
Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tiến hành một số thủ tục cần thiết để chính thức đi vào hoạt động.
Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài sản xuất linh kiện thủy tinh. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về sản xuất linh kiện thủy tinh, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn