Quy định về tên viết tắt doanh nghiệp

Tên công ty không chỉ cần hay, ý nghĩa mà còn phải đảm bảo các quy định của pháp luật. Việc đặt tên cho công ty là cả một nghệ thuật, vậy đặt tên viết tắt công ty cần lưu ý gì?

I. Vai trò của tên viết tắt của doanh nghiệp

Tên viết tắt của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và nhận diện của doanh nghiệp. Cụ thể, tên viết tắt của doanh nghiệp có những vai trò sau:

  • Tạo ấn tượng và dễ nhớ: Tên viết tắt của doanh nghiệp thường ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc, dễ phát âm. 
  • Thể hiện được ngành nghề kinh doanh: Tên viết tắt của doanh nghiệp có thể thể hiện được ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Thể hiện được văn hóa và sứ mệnh của doanh nghiệp: Tên viết tắt của doanh nghiệp có thể thể hiện được văn hóa và sứ mệnh của doanh nghiệp. 

Quy định pháp luật về tên viết tắt của doanh nghiệp

II. Quy định pháp luật về tên viết tắt của doanh nghiệp

Quy định pháp luật về tên viết tắt của doanh nghiệp

1. Tên viết tắt của doanh nghiệp là gì?

Tên viết tắt của doanh nghiệp là tên được viết tắt từ tên đầy đủ của doanh nghiệp, bao gồm tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp.

2. Tên viết tắt của doanh nghiệp có được trùng nhau không?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020 quy định những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp thì “Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này”

Theo đó, tên viết tắt của doanh nghiệp trùng nhau là trường hợp gây nhầm lẫn theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020. Đồng thời, đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký là điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp.

Do vậy, tên viết tắt của doanh nghiệp không được đặt trùng nhau.

3. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có thể đăng ký bằng tên viết tắt không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định về việc đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

Như vậy, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có thể đăng ký bằng tên viết tắt


 

III. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến tên viết tắt

1. Doanh nghiệp có bắt buộc phải có tên viết tắt không?

Căn cứ Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tên doanh nghiệp như sau: 

- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp;
  • Tên riêng.

-  Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

- Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Theo đó, mỗi công ty chỉ bắt buộc có tên tiếng Việt đáp ứng yêu cầu, tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt có thể có hoặc không, tùy thuộc vào nhu cầu của chủ doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có được trùng tên viết tắt với doanh nghiệp khác không?

2. Doanh nghiệp có được trùng tên viết tắt với doanh nghiệp khác không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Luật doanh nghiệp 2020: Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

Theo đó, tên viết tắt của doanh nghiệp trùng nhau là trường hợp gây nhầm lẫn theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020. Đồng thời, đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký là điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp.

Do vậy, tên viết tắt của doanh nghiệp không được đặt trùng nhau.

Tên viết tắt có phải kèm theo tên viết tắt của loại hình doanh nghiệp không?

3. Tên viết tắt có phải kèm theo tên viết tắt của loại hình doanh nghiệp không?

Thông thường, tên viết tắt thường được lấy từ tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp. Và trong khi đặt tên viết tắt thì bắt buộc phải có tên loại hình doanh nghiệp như đối với tên tiếng Việt.

- JSC là viết tắt dùng cho loại hình công ty cổ phần và

- CO.,LTD là dùng cho loại hình công ty TNHH một thành viên và hai thành viên trở lên.

Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài thay đổi tên công ty. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về thay đổi tên công ty, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan