Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế sau đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu, không ít các doanh nghiệp đã và đang gặp những khó khăn và nguy cơ mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản. Việc này khiến cho nhiều chủ nợ lo lắng không biết cần làm sao để thu hồi nợ khi đối tác phá sản.
Vậy sự cần thiết của thu hồi nợ khi đối tác phá sản hiện nay như thế nào? Quy định pháp luật hiện hành về thu hồi nợ khi đối tác phá sản ra sao? Có những vướng mắc gì cần giải đáp liên quan đến thu hồi nợ khi đối tác phá sản?
Để giải đáp vướng mắc này, Công Ty Luật TNHH Ngọc Phú xin gửi tới Quý độc giả thông tin dưới bài viết sau:
Phá sản là điều không ai mong muốn trong quá trình hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19 nhiều đối tác doanh nghiệp đã gặp khó khăn nghiêm trọng dẫn đến phá sản. Khi đó việc xử lý thu hồi nợ khi đối tác phá sản là rất cần thiết bởi lẽ:
-Nếu không nhanh chóng thực hiện thủ tục thu hồi nợ theo đúng quy định pháp luật khi nhận thấy đối tác đã mất khả năng thanh toán, lâm vào tình trạng phá sản thì có thể dẫn đến việc đối tác tẩu tán tài sản khiến không còn tài sản nào để thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ cho chủ nợ nữa. Khi đó, tỷ lệ thu hồi nợ thành công của chủ nợ gần như là bằng không. Chủ nợ sẽ mất trắng khoản tiền nợ này do đối tác không còn tài sản để trả nữa.
-Thực hiện thu hồi nợ khi đối tác phá sản nhằm giúp chủ nợ đảm bảo thu hồi được lợi nhuận kinh doanh để xoay vòng vốn đảm bảo phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Quy định pháp luật hiện hành liên quan đến thu hồi nợ khi đối tác phá sản như sau:
Pháp luật hiện hành chưa có quy định giải thích thế nào là thu hồi nợ khi đối tác phá sản. Tuy nhiên, trên cơ sở các quy định có liên quan đến hoạt động này, có thể hiểu, thu hồi nợ khi đối tác phá sản là việc chủ nợ thực hiện thủ tục theo Luật Phá sản để yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ.
Quy trình thu hồi nợ khi đối tác phá sản được phân tích trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung vào phương thức thu hồi nợ bằng việc gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi đối tác đăng ký kinh doanh theo các bước như sau:
-Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
+ Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong hai phương thức: Nộp trực tiếp đến Tòa án hoặc gửi đến Toà án qua bưu điện.
-Bước 2: Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
+Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được đơn, Chánh án Toà án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
+Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:
+Ngoài ra, trong trường hợp chủ nợ yêu cầu mở thủ tục phá sản, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, doanh nghiệp và chủ nợ có quyền đề nghị thương lượng để rút đơn. Toà án nhân dân ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.
-Bước 3: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
+Toà án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Toà án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
-Bước 4: Quyết định mở thủ tục phá sản
+Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp tuyên bố doanh nghiệp phá sản theo thủ tục rút gọn.
+Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
-Bước 5: Giải quyết phá sản
+Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, chủ nợ, các bên có liên quan sẽ thực hiện các công việc: Kiểm kê tài sản doanh nghiệp; gửi giấy đòi nợ; triệu tập Hội nghị chủ nợ; uỷ thác tư pháp…
+Tại bước này, chủ nợ thực hiện các việc sau:
-Bước 6: Tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
+Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ không thành hoặc nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản theo quy định, Toà án nhân dân xem xét quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
-Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản
+Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành, phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản.
+ Sau khi nhận được báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về kết quả thanh lý tài sản, Chấp hành viên thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
(Theo Điều 26 đến Điều 128 Luật Phá sản 2014)
Các thắc mắc thường gặp được giải đáp liên quan đến thu hồi nợ khi đối tác phá sản như sau:
Những khó khăn trên thực tế trong quá trình thu hồi nợ khi đối tác phá sản bao gồm:
-Chủ nợ cần xác minh rõ về tình hình tài chính của đối tác xem còn tài sản để thanh toán khoản nợ hay không để có phương án xử lý hợp lý. Tuy nhiên, thực tế việc xác minh này rất khó khăn.
-Đối tác có thái độ thiếu thiện trí, lẩn tránh chủ nợ, trì hoãn kéo dài thời gian trả nợ. Thậm chí đối tác dùng nhiều thủ đoạn nhằm tẩu tán tài sản khiến cho việc thu hồi nợ của chủ nợ càng trở nên bế tắc, khó xử lý nếu không kịp thời phát hiện và ngăn chặn.
-Chủ nợ không nắm rõ về quy định, trình tự thủ tục luật định để đảm bảo thực hiện thu hồi nợ theo đúng quy định pháp luật hiện hành dẫn đến tốn thời gian, chi phí mà không đảm bảo thu hồi được khoản nợ. Thậm chí nhiều chủ nợ dùng các biện pháp thu hồi nợ trái quy định pháp luật như hành vi bạo lực, đe doạ, phá hoại tài sản của đối tác,… nhằm gây sức ép buộc phải trả nợ.
Do đó, để đảm bảo thực hiện thu hồi nợ khi đối tác phá sản đạt hiệu quả, tuân thủ đúng quy định pháp luật, hạn chế những khó khăn thường gặp, chủ nợ nên thuê đơn vị Luật có đủ năng lực, chuyên môn để thực hiện đúng trình tự, thủ tục để thu hồi khoản nợ theo quy định pháp luật hiện hành.
Chủ nợ có thể bán nợ (hay chính là bán quyền đòi nợ) của đối tác phá sản cho công ty mua bán nợ để công ty mua bán nợ thực hiện quyền thu hồi khoản nợ này theo quy định pháp luật chứ không được nhờ công ty mua bán nợ để thu hồi nợ khi đối tác phá sản bằng hình thức thuê công ty mua bán nợ thực hiện đòi nợ thuê. (Theo Khoản 2 Điều 450 Bộ Luật dân sự 2015; Điểm h Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020)
Tự ý phá hoại tài sản của đối tác để thu hồi nợ khi đối tác phá sản được không?
Tự ý phá hoại tài sản của đối tác để thu hồi nợ khi đối tác phá sản là hành vi vi phạm không được thực hiện. Nếu chủ nợ thực hiện hành vi này nhằm thu hồi nợ khi đối tác phá sản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của hành vi chủ nợ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính (Do vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác theo Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ là đơn vị có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thực hiện các thủ tục liên quan đến thu hồi nợ khi đối tác phá sản với quy trình, công việc thực hiện gồm:
-Tiếp nhận thông tin cần tư vấn, thực hiện các thủ tục liên quan đến liên quan thu hồi nợ khi đối tác phá sản;
- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị giấy tờ hoàn thiện thực hiện thủ tục liên quan đến thu hồi nợ khi đối tác phá sản;
-Soạn thảo hồ sơ, đại diện, hỗ trợ cùng khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về thu hồi nợ khi đối tác phá sản NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:
Thông tin liên hệ với CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn