Khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản thì thanh lý tài sản là thủ tục giúp bảo vệ quyền lợi của chủ nợ và doanh nghiệp, người lao động. Vậy thanh lý tài sản gắn liền với đất là gì? Khi nào thì doanh nghiệp phải thanh lý tài sản? Trong bài viết này, NPLaw sẽ giải đáp một số thắc mắc về thanh lý tài sản gắn liền với đất.
Trong thực tế, có những trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng khó khăn, không thể thanh toán các khoản nợ dẫn đến phá sản. Để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, của chính doanh nghiệp đó và người lao động thì việc giải quyết nhanh chóng thủ tục phá sản doanh nghiệp, thanh lý tài sản là điều rất cần thiết, góp phần đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Trong đó, việc thanh lý tài sản có giá trị lớn như thanh lý quyền sử dụng đất, thanh lý tài sản gắn liền với đất là điều nhiều người quan tâm.
Theo Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
Trong đó, bất động sản gồm một số loại chủ yếu như đất đai, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
Thanh lý tài sản là hình thức doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp (bao gồm thanh lý tài sản gắn liền với đất) khi mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản theo quy định pháp luật.
Điều 64 Luật phá sản năm 2014, các loại tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán gồm:
Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh còn bao gồm: Tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh; trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật có liên quan.
Để yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn tiến hành nộp Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo Điều 5 Luật phá sản năm 2014. Kèm theo Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người nộp đơn cần cung cấp các tài liệu, chứng cứ có liên quan như:
Quy trình thanh lý tài sản theo Điều 120 Luật phá sản năm 2014 như sau:
+ Mở một tài khoản tại ngân hàng đứng tên cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản để gửi các khoản tiền thu hồi được của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
+ Giám sát Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện thanh lý tài sản;
+ Thực hiện cưỡng chế để thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài sản trong vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
+ Sau khi nhận được báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về kết quả thanh lý tài sản, Chấp hành viên thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Theo khoản 2 Điều 4 Luật phá sản năm 2014: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.
Sau khi Tòa án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định và phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản, thanh lý tài sản.
Theo Điều 119 Luật phá sản năm 2014: “Thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về thi hành án dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành, phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
Như vậy, Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định phá sản.
Việc thanh lý tài sản khi phá sản sẽ tiến hành thanh lý toàn bộ tài sản để đảm bảo chi trả các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã. Trường hợp sau khi thanh toán đủ các khoản nợ, chi phí trên thì phần còn lại sẽ thuộc về thành viên hợp tác xã, chủ doanh nghiệp tư nhân… theo quy định tại ĐIều 54 Luật phá sản năm 2014.
Do đó, khi thanh lý tài sản sẽ phải thanh lý toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Khi thanh lý tài sản gắn liền với đất thì cơ quan có thẩm quyền đồng thời sẽ giải quyết cả vấn đề về quyền sử dụng đất.
Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về thanh lý tài sản gắn liền với đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.
Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn