THÀNH VIÊN GÓP VỐN

Trong mỗi loại hình doanh nghiệp, pháp luật quy định về doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau. Vậy pháp luật quy định về công ty hợp danh và thành viên góp vốn trong công ty hợp danh như thế nào? Cùng NPlaw tìm hiểu thêm về thành viên góp vốn và các quy định của pháp luật về thành viên góp vốn nhé.

Thành viên góp vốn

I. Khái niệm thành viên góp vốn

Công ty hợp danh là một hình thức tổ chức kinh doanh, có ít nhất hai thành viên cùng góp vốn và thực hiện hoạt động kinh doanh dưới một tên chung và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh. Công ty hợp danh bao gồm  thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, mỗi thành viên đều có những đặc điểm, tính chất, quyền và nghĩa vụ khác nhau. Dưới đây là một số quy định của pháp luật về thành viên góp vốn trong công ty hợp danh:

Góp vốn trong doanh nghiệp

1. Thế nào là thành viên góp vốn?

Căn cứ theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về công ty hợp danh, có thể hiểu, thành viên góp vốn là tổ chức hoặc cá nhân, và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết. 

2. Phân biệt thành viên góp vốn với thành viên hợp danh.

Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong công ty hợp danh  đều phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết. Tuy nhiên, giữa hai chủ thể này vẫn có sự khác biệt rõ ràng, được phân tích cụ thể như sau:

 

Thành viên góp vốn

Thành viên hợp danh

Số lượng

không bắt buộc có 

Phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung( điểm a, khoản 1 điều 177 Luật doanh nghiệp 2020) 

Chủ thể

có thể là cá nhân hoặc tổ chức

Bắt buộc là cá nhân

Trách nhiệm

Trách nhiệm hữu hạn: chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty (điểm c, khoản 1 điều 177 Luật doanh nghiệp 2020)

Trách nhiệm vô hạn liên đới: chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty( điểm b, khoản 1 điều 177 Luật doanh nghiệp 2020)

Kết nạp và chấm dứt tư cách thành viên

Chỉ cần sự chấp thuận của 2/3 thành viên hợp danh.

Phải có sự chấp thuận của ít nhất 3/4 thành viên hợp danh.

Hạn chế quyền

Không bị hạn chế

- Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác( trừ trường hợp thỏa thuận)

- Không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác( Khoản 1, 2 điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020)

- Không được sử dụng tài sản công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác ( điểm c khoản 2 điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020)

Quyền lợi:

 

Chia lợi nhuận

- được chia lợi nhuận hàng năm tương ứng tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ ( điểm b khoản 1 điều 187 Luật doanh nghiệp 2020)

- được chia lợi nhuận tương ứng phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận tại điều lệ công ty ( điểm e khoản 1 điều 181 Luật doanh nghiệp 2020)

Quản lý, điều hành  công ty

Không được điều hành công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty( điểm b khoản 2 điều 187 Luật doanh nghiệp 2020)

Nhân danh công ty kinh doanh ngành nghề của công ty, đàm phán, ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước có lợi cho công ty ( điểm b, khoản 1 điều 181 Luật doanh nghiệp 2020)

Chuyển nhượng cổ phần

được chuyển nhượng phần góp vốn cho người khác( điềm d khoản 1 điều 187 Luật doanh nghiệp 2020)

không được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân nếu không được sự chấp thuận của thành viên khác( khoản 3 điều 180 Luật doanh nghiệp 2020) 

Nghĩa vụ

 

Không góp đủ số vốn cam kết

số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty

Về khoản nợ của công ty

 

Trong phạm vi số vốn góp

Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;

Trường hợp công ty kinh doanh lỗ

Trong phạm vi số vốn góp

Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;

Như vậy, trong công ty hợp danh, thành viên hợp danh có nhiều quyền và nghĩa vụ hơn thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có quyền hạn và nghĩa vụ hạn chế hơn.

II. Quy định pháp luật đối với thành viên góp vốn.

Quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty hợp danh, pháp luật có những quy định khác nhau giữa thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn như sau:

1. Thành viên góp vốn có quyền sau đây

- Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;

- Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;

-  Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;

- Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;

- Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh của công ty;

-  Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;

- Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;

- Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

2. Thành viên góp vốn có nghĩa vụ sau đây:

- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;

- Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;

- Tuân thủ Điều lệ công ty, nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

III. Điều  kiện để trở thành thành viên góp vốn

Thành viên góp vốn mới trong công ty hợp danh chủ yếu xuất hiện khi năng lực tài chính của các thành viên trong công ty hợp danh hạn chế, cần nhận sự góp vốn đầu tư bên ngoài vào công ty. 

góp vốn trong doanh nghiệp

Điều kiện để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh được quy định như sau:

- Thành viên góp vốn phải là các tổ chức, cá nhân ngoại trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020:

+ Cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp nhằm mục đích thu lợi riêng cho đơn vị, cơ quan mình;

+ Đối tượng không được phép góp vào doanh nghiệp theo quy định chỉ thị của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Việc tiếp nhận thêm thành viên hợp danh phải thông qua và được sự chấp thuận của hội đồng thành viên của công ty hợp danh. Trong đó tối thiểu phải có 2/3 trên tổng số thành viên tán thành. 

- Các thành viên góp vốn phải góp đúng thời hạn, trong vòng 15 ngày trừ khi có quyết định khác của Hội đồng cổ đông kể từ ngày được đồng ý góp vốn. Trong trường hợp, thành viên góp vốn không góp đúng và đủ số vốn đã quy định thì:

+ Số vốn chưa góp đủ sẽ được xếp vào khoản nợ của thành viên đó đối với công ty;

+ Hoặc có thể bị loại trừ ra khỏi công ty do hội đồng thành viên của công ty quyết định 

IV. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến thành viên góp vốn.

1. Thành viên góp vốn của công ty hợp danh có phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty vượt phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty không?

Theo quy định tại điểm c, khoản 1 điều 177 Luật doanh nghiệp 2020 về công ty hợp danh: “ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty”

Theo đó, đối với thành viên góp vốn của công ty hợp danh chỉ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết. Thành viên góp vốn không phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty vượt quá phạm vi số vốn cam kết góp( không phải chịu trách nhiệm liên đới như thành viên hợp danh).

2.  Giấy chứng nhận phần vốn góp cấp cho thành viên góp vốn phải có những nội dung gì? Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên góp vốn thành lập công ty thì có bị xử phạt không? 

Giấy chứng nhận phần góp vốn cho thành viên công ty hợp danh được cấp tại thời điểm các thành viên góp đủ số vốn đã cam kết. 

Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên góp vốn bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 4 điều 178 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

- Vốn điều lệ của công ty;

- Tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; loại thành viên;

- Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên;

- Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

- Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;

- Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.

Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên góp vốn thành lập công ty thì có bị xử phạt không?

Hiện nay, mặc dù chưa có quy định cụ thể về khái niệm giấy chứng nhận phần vốn góp, tuy nhiên có thể hiểu, đây là văn bản thể hiện việc góp vốn của cá nhân, tổ chức vào công ty hợp danh, xác nhận quyền tài sản của thành viên trong công ty, quyền sở hữu phần vốn góp trong công ty nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn vào công ty hợp danh. 

Chính vì lẽ đó, việc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên là việc bắt buộc. Nếu công ty không cấp giấy sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Cụ thể, công ty không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên góp vốn sẽ bị phạt tiền từ 30- 50 triệu đồng( quy định tại điểm a, khoản 2 điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP)

3. Doanh nghiệp tư nhân được quyền mua phần vốn góp để trở thành thành viên góp vốn trong công ty hợp danh không?

Khoản 3, khoản 4 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp tư nhân: 

- Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Như vậy, doanh nghiệp tư nhân không được quyền mua phần vốn góp để trở thành thành viên góp vốn trong công ty hợp danh.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên xử lý phần vốn góp của thành viên góp vốn đã chết như thế nào?

Để việc quản lý, điều hành công ty được thuận tiện và hiệu quả hơn, lường trước được rủi ro khi thành viên góp vốn trong công ty TNHH hai thành viên trở lên chết, pháp luật quy định cụ thể cách xử lý phần vốn góp của thành viên góp vốn trong điều 53 Luật doanh nghiệp 2020. Có thể chia thành 3 hướng xử lý chi tiết như sau:

- Có người thừa kế: người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty ( khoản 1 điều 53 Luật doanh nghiệp 2020)

- Có người thừa kế nhưng từ chối nhận thừa kế: phần vốn góp của thành viên đó sẽ được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định (điểm a khoản 4 điều 53 Luật doanh nghiệp 2020)

- Không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế: phần vốn góp được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự. Theo đó, trường hợp này, tài sản thuộc về nhà nước theo quy định tại Điều 622 Bộ luật dân sự. ( Khoản 5 điều 53 Luật doanh nghiệp 2020) 

V. Dịch vụ tư vấn đối với các vấn đề liên quan đến thành viên góp vốn.

Trên đây là một số quy định về thành viên góp vốn trong công ty hợp danh cũng như các vấn đề xoay quanh việc góp vốn của thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn trong công ty hợp danh có trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cam kết góp. Vì vậy, thành viên góp vốn có quyền và nghĩa vụ hạn chế hơn so với thành viên hợp danh trong công ty.

Quý khách có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến các loại hình doanh nghiệp nói chung cũng như các vấn đề về công ty hợp danh nói riêng,  hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật TNHH Ngọc Phú để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú 

Hotline: 0913 449968

Email: legal@nplaw.vn


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan