Họ, tên đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và phân biệt cá nhân trong xã hội. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. Trường hợp một người muốn thay đổi tên của mình thì cần thực hiện thủ tục như thế nào? Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ phân tích một số quy định về thay đổi tên cá nhân theo quy định hiện nay.
Họ, tên là yếu tố quan trọng giúp phân biệt và nhận diện cá nhân trong các tình huống giao tiếp, giao dịch và quan hệ xã hội. Việc thay đổi tên của cá nhân là một quy trình pháp lý quan trọng trong việc cập nhật thông tin cá nhân và xác định danh tính của mỗi người dân. Theo quy định của pháp luật về dân sự và hộ tịch tại Việt Nam, việc thực hiện thủ tục này đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và thủ tục, đồng thời đảm bảo rằng quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được bảo vệ đầy đủ. Đúng và đầy đủ thông tin về họ và tên là cơ sở để thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
Thay đổi tên là một quyền nhân thân của cá nhân theo quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, thay đổi tên được hiểu là thay đổi tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký. Việc thay đổi tên phải được đăng ký và thực hiện theo quy định pháp luật về hộ tịch.
Theo Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 về quyền thay đổi tên:
Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
Theo điểm a khoản 1 Điều 28 Bộ luật dân sự 2015, cá nhân được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp: “Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó”.
Như vậy, theo quy định trên thì người có tên dễ gây nhầm lẫn giới tính có thể thực hiện thủ tục thay đổi tên khi cho rằng việc sử dụng tên này gây ảnh hưởng đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Thay đổi tên là một trong những thủ tục liên quan đến thay đổi hộ tịch. Đơn xin thay đổi tên phải được trình bày theo mẫu Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc ban hành kèm theo phụ lục Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Nội dung tờ khai như sau:
Theo khoản 1 Điều 28 Bộ luật dân sự 2015, cá nhân được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau:
Như vậy, cá nhân được quyền yêu cầu công nhận việc thay đổi tên khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Quyền thay đổi tên là một trong các quyền nhân thân của cá nhân theo quy định pháp luật. Việc thay đổi tên chỉ được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, trường hợp cá nhân có tiền án tiền sự không phải căn cứ để yêu cầu được thay đổi tên.
Như vậy, cá nhân khi đã có tiền án tiền sự nhưng yêu cầu thay đổi tên không thuộc một trong các trường hợp quy định khoản 1 Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 thì không được thay đổi tên.
Theo điểm a khoản 1 Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015, cá nhân được quyền yêu cầu công nhận việc thay đổi tên nếu “Việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó”.
Do đó, nếu cá nhân khi sử dụng tên xấu gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó thì được quyền yêu cầu thay đổi tên theo quy định pháp luật.
Trên đây là bài viết của NPLaw phân tích một số quy định về thay đổi tên cá nhân. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, NPLaw cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý Khách hàng.
Liên hệ NPLaw để được tư vấn và hướng dẫn theo thông tin sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn