Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy

Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy. Vậy cá nhân, tổ chức muốn xin giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy cần thực hiện thủ tục gì? Bài viết dưới đây NPLaw sẽ làm rõ vấn đề này.

I. Các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy

Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy là một ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nên khi tổ chức, cá nhân muốn thực hiện ngành, nghề này cần phải đáp ứng được các điều kiện đi kèm. 

Giấy phép kinh doanh là loại giấy thể hiện sự chấp thuận về mặt pháp lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành.

Theo Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong nước được quyền tự do kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Trong trường hợp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, chủ thể kinh doanh chỉ được tiến hành việc kinh doanh nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy chữa cháy năm 2013, các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy bao gồm:

- Cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy

- Cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy

- Cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

- Cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy

- Cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy

- Cơ sở kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.

II. Điều kiện để kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy

Theo quy định tại Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy chữa cháy quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy như sau:

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là cơ sở kinh doanh), gồm: Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức; hộ kinh doanh.

- Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này phải có văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy và là người có tên tại một trong các văn bản sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp.

Trường hợp người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh là người nước ngoài, đã có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp thì phải có văn bản hợp pháp hóa lãnh sự.

- Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy:

- Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy: Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy;

- Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy: Có phòng thí nghiệm và thiết bị kiểm định được cơ quan có thẩm quyền công nhận chất lượng;

- Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn chuyển giao công nghệ; phương tiện, thiết bị phục vụ huấn luyện, địa điểm tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;

- Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy;

- Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy: Có địa điểm hoạt động; có nhà xưởng, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.

- Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, phải có ít nhất 02 cá nhân có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực tư vấn theo quy định tại điểm b, điểm d khoản 3 Điều 43 Nghị định 136/2020/NĐ-CP; trong đó có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, giám sát về phòng cháy và chữa cháy.

- Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 02 cá nhân có chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 43  Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

- Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

- Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, phải có ít nhất 01 chỉ huy trưởng thi công được cấp Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 43 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

- Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, phải có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

- Đối với cơ sở kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

- Các cá nhân quy định tại khoản 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ sở đó.

Do đó, muốn xin giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy, cơ sở kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

III. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy

1. Hồ sơ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, hồ sơ xin giấy giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC33);
  • Văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh;
  • Danh sách cá nhân có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; có kèm theo Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân;
  • Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh: Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm hoạt động; bảng kê khai các phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh; Chứng chỉ công nhận chất lượng của phòng thí nghiệm và đánh giá hiệu chuẩn thiết bị kiểm định của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

2. Thủ tục

Theo quy định tại Điều 45 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, thủ tục xin giấy xin giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy được thực hiện theo trình tự sau:

-  Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ về Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở kinh doanh thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Theo quy định tại khoản 7, khoản 12 Điều 45 Nghị định 136/2020/NĐ-CP). Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng. (Quy định tại khoản 10 Điều 45 Nghị định 136/2020/NĐ-CP)

- Bước 3: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ (các văn bản giấy tờ có trong hồ sơ khi gửi cơ quan Công an là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu)

Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC03) giao cho người nộp hồ sơ 01 bản và lưu 01 bản;

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ thì trả lại, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ (Mẫu số PC04) giao cho người nộp hồ sơ 01 bản và lưu 01 bản.

- Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy, chữa cháy, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;

- Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công (nếu có);

- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.

III. Giải đáp một số thắc mắc về giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy

1. Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy thuộc về cơ quan nào?

Theo quy định tại khoản 12 Điều 45 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy thuộc về:

  • Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, cơ sở sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy được thành lập theo quyết định của cấp bộ; cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở kinh doanh thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Như vậy, thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy thuộc về Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ công an cấp tỉnh.

2. Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy không có giấy phép bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại điểm khoản 3 Điều 48 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, trường hợp kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy khi không có giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính từ 15 đến 25 triệu đồng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền này được áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

IV. Khó khăn thường gặp khi xin giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy là gì?

Khi xin giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy, chủ kinh doanh cũng sẽ gặp một số khó khăn nhất định:

  • Người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy;
  • Sau khi được kiểm tra, thì cơ sở kinh doanh không đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất;
  • Địa điểm kinh doanh không đạt tiêu chuẩn dẫn đến việc xin giấy phép kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn;
  • Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy ngày càng khắt khe hơn, khiến việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn;

IV. Dịch vụ tư vấn xin giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy.

Trên đây là những thông tin cơ bản về giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy. Nếu cảm thấy những thông tin trên vẫn còn gây khó khăn vướng mắc cho bạn, liên hệ với chúng tôi. NPLaw luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về pháp luật. NPLaw không chỉ tư vấn trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, dân sự, đầu tư mà còn nhiều lĩnh vực khác khác. Đồng thời NPLaw cũng giúp đỡ khách hàng chuẩn bị những hồ sơ, tài liệu khi khách hàng muốn xin giấy phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy. NPLaw nỗ lực trở thành đôi cánh đồng hành cùng sự thành công của khách hàng. Sự tin tưởng hôm nay của khách hàng sẽ là nền tảng giúp NPLaw phát triển hơn trong tương lai.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan