THỦ TỤC YÊU CẦU TUYÊN BỐ NGƯỜI MẤT TÍCH TẠI TÒA ÁN

Khi nào có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích? hồ sơ và trình tự tuyên bố một người mất tích như thế nào? Bài viết dưới đây, NPLaw sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ và chính xác thông tin về thủ tục yêu cầu tuyên bố mất tích tại Tòa án.

I. Khi nào có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích?

Theo khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện để Tòa án tuyên bố một người mất tích là:

Người đó phải biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết;

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó.

  • Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng;
  • Nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Khi ấy, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

II. Quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích

Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc bị tuyên người mất tích như sau:

Về thời gian:

  • Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố một người mất tích khi người đó đã biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.
  • Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Về xác định không gian: Xác định không gian theo nơi cư trú cuối cùng của người đó, nơi cư trú của cá nhân được xác định theo Điều 40 Bộ luật Dân sự 2015: Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.Về chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất tích: Chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất tích chính là những người có quan hệ với người mất tích, người có quyền và lợi ích bị ảnh hưởng do sự vắng mặt của người mất tích như có quan hệ hôn nhân và gia đình, quan hệ lao động, quan hệ dân sự, hoặc quan hệ khác. Những người này yêu cầu toà án thông báo, tìm kiếm người vắng mặt.

Về thời hạn tuyên bố mất tích: Sau khi đã thông báo và trong thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng thì tòa án tuyên bố mất tích.

Về quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích: Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định.

Về thẩm quyền tuyên bố mất tích: Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

III. Hồ sơ yêu cầu tuyên bố mất tích gồm những gì?

Theo quy định pháp luật hiện hành, hồ sơ yêu cầu tuyên bố người mất tích bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

Đơn yêu cầu phải có những nội dung chính sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu
  • Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do; mục đích; căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
  •  Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
  • Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
  • Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Kèm theo đơn là các tài liệu sau:

  • Tài liệu; chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết
  • Chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.
  • Giấy CMND, CCCD, (hộ chiếu); hộ khẩu của các đương sự.

IV. Trình tự thực hiện yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích đến Toà án

Căn cứ Điều 387 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Người có quyền; lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích. Người nộp đơn chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp tới Tòa án có thẩm quyền.

Bước 2: Toà án nhận và xử lý đơn

Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu; Tòa án ra thông báo sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện; hoặc thông báo nộp lệ phí nếu hồ sơ đầy đủ. Toà án ra thông báo thụ lý đơn yêu cầu khi nhận lại biên lai thu tiền lệ phí;

Bước 3: Thông báo tìm kiếm người mất tích

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.

Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng; kể từ ngày đăng, phát thông báo tìm kiếm lần đầu tiên.

Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn 4 tháng thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

Bước 4: Tuyên bố một người bị mất tích

Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích;

V. Hậu quả pháp lý liên quan đến người mất tích là gì?

Về nhân thân: Tư cách chủ thể của người bị Tòa án tuyên bố mất tích tạm thời dừng lại. Khi người đó trở về, tư cách chủ thể của người đó lại có hiệu lực pháp lý. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình

Về tài sản : Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố mất tích được xử lý như sau: Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 Bộ luật dân sự 2015 tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ sau:

Nghĩa vụ: Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình; Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng; Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.

  • Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Quyền: Quản lý tài sản của người vắng mặt; Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt; Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.

  • Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

VI. Khi nào được hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích?

  • Theo các quy định tại Điều 70 Bộ luật Dân sự 2015, quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án sẽ được hủy bỏ khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, nếu người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có yêu cầu, Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.
  • Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.
  • Nếu vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.
  • Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

VII. Dịch vụ Luật sư tư vấn về thủ tục yêu cầu tuyên bố một người mất tích tại Tòa án

Nếu quý khách cần một đơn vị hỗ trợ pháp lý trong việc tư vấn, hướng dẫn về thủ tục tuyên bố một người mất tích tại Tòa án, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Ngoài việc tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến yêu cầu của quý khách hàng, chúng tôi còn trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng.NPLaw tự tin với đội ngũ chuyên viên tư vấn, luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn pháp luật sẽ mang đến cho quý khách những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về cấp Thủ tục tuyên bố một người mất tích tại Tòa án NPLaw gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLaw theo thông tin liên hệ sau.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan