Thời gian gần đây, nếu theo dõi tin tức thì chúng ta cũng biết tình hình vận chuyển người qua biên giới đang diễn biến khá phức tạp. Vậy thực trạng vận chuyển người qua biên giới thực tế đang thế nào? Hiểu thế nào về vận chuyển người qua biên giới? Chủ thể phạm tội vận chuyển người qua biên giới sẽ bị xử lý như thế nào?....Qua bài viết dưới đây, NPLaw sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về vấn đề này.
Hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế, quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam ra nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam.
Thực tế cho thấy bên cạnh một số trường hợp xuất nhập cảnh thực hiện các thủ tục đúng quy định của pháp luật vẫn còn nhiều trường hợp công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép ra nước ngoài lao động, tìm kiếm việc làm, kết hôn… Lợi dụng sự nhẹ dạ, mất cảnh giác của một bộ phận người dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm, thu nhập thấp; thiếu hiểu biết, thiếu thông tin về chính sách xuất khẩu lao động, pháp luật về xuất nhập cảnh; một số tổ chức, cá nhân đã hình thành đường dây tổ chức vận chuyển người ra nước ngoài trái phép. Họ tiếp cận, dụ dỗ, lôi kéo, những người có nhu cầu xuất khẩu lao động, chi phí thấp, lương cao, thủ tục đơn giản (Chủ yếu các nước Trung Quốc, Campuchia, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Lào…) Một số đối tượng tổ chức vận chuyển người qua biên giới để lấy chi phí thù lao, một số đối tượng bán cho chủ sử dụng lao động làm việc bất hợp pháp trong các nhà máy, nhà hàng, cơ sở giải trí, trung tâm cá cược, sòng bạc, cơ sở trồng cần sa…
Vận chuyển người qua biên giới là hành vi đưa (mang) người qua biên giới một cách trái phép. Việc vận chuyển người qua biên giới một cách trái phép được thể hiện qua hành vi vận chuyển người nhưng không đủ điều kiện và giấy tờ cần có theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.
Hiện nay, khi một công dân Việt Nam muốn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để đến quốc gia khác phải qua các cửa khẩu, và làm thủ tục xuất cảnh.
Đây là nghĩa vụ của công dân Việt Nam theo Điều 5 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. Theo khoản 1 Điều 33 Luật này cũng quy định công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện như sau:
- Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;
- Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;
- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi,người chưa đủ 14 tuổi thì còn phải đáp ứng thêm điều kiện là có người đại diện hợp pháp đi cùng.
Như vậy, nếu người vận chuyển và người được vận chuyển không đủ các điều kiện về xuất cảnh theo quy định nêu trên sẽ bị xem là vận chuyển người qua biên giới trái phép.
Chủ thể vận chuyển người qua biên giới sẽ bị xử lý về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép theo Điều 348 Bộ Luật hình sự năm 2015. Cụ thể việc xử lý như sau:
Hành vi vận chuyển người qua biên giới cấu thành Tội tổ chức, môi giới người khác xuất cảnh trái phép theo quy định tại Điều 348 Bộ Luật hình sự năm 2105. Vậy cấu thành của tội phạm được quy định như sau:
Trong trường hợp người phạm tội vận chuyển người qua biên giới vận chuyển với số lượng là 20 người thì đây thuộc trường hợp vận chuyển đối với 11 người trở lên theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 348 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Như vậy, đối với trường hợp này người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp đã thực hiện hành vi vận chuyển người qua biên giới 10 lần thì đây là thuộc trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vận chuyển người qua biên giới theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 348 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Như vậy, đối với trường hợp này, mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với người phạm tội là 10 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Một trong những dịch vụ nổi bật của NPLaw chính là dịch vụ tư vấn Luật hình sự. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự, NPLaw luôn là nơi uy tín để khách hàng tin tưởng và trao đổi tất cả các vướng mắc.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn