Một trong số các loại hình dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu trong hoạt động đời sống của con người đó là dịch vụ về y tế. Theo đó, nhằm phục vụ cho nhu cầu chính đáng này, rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh đã được thành lập theo hệ thống bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước, tư nhân và cơ sở khám chữa bệnh khác.
Và mỗi cơ sở khám chữa bệnh sẽ tuân theo một hình thức tổ chức nhất định. Vậy hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh bao gồm những hình thức nào? Điều kiện để một cơ sở khám chữa bệnh có thể đi vào hoạt động là gì? Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng NPLaw tìm hiểu và làm rõ các vấn đề liên quan đến loại hình dịch vụ nêu trên.
Khái niệm cơ sở khám chữa bệnh theo Khoản 7 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 được hiểu là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Để dịch vụ khám chữa bệnh được phép đi vào hoạt động thì cơ sở khám chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 bao gồm:
- Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám chữa bệnh do Nhà nước thành lập. Hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
- Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Như vậy, để có thể tiến hành hoạt động khám chữa bệnh thì cơ sở khám chữa bệnh phải có các loại giấy tờ như đã nêu trên.
Mỗi cơ sở khám chữa bệnh khi muốn thành lập sẽ phải tuân theo một hình thức tổ chức nhất định, trong đó các hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh được quy định tại Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP bao gồm các hình thức như sau:
- Bệnh viện bao gồm bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa
- Bệnh xá thuộc lực lượng Công an nhân dân
- Phòng khám đa khoa
- Phòng khám chuyên khoa, bao gồm:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình (hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình): Thực hiện thí điểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
- Nhà hộ sinh
- Cơ sở dịch vụ y tế bao gồm:
- Trạm y tế cấp xã, trạm xá
- Cơ sở giám định y khoa, cơ sở giám định pháp y, có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải tổ chức theo hình thức phòng khám đa khoa. Cơ sở giám định pháp y tâm thần có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải tổ chức theo một trong các hình thức bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa tâm thần.
- Cơ sở y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải thực hiện theo một trong các hình thức phòng khám đa khoa hoặc phòng khám nội tổng hợp.
- Trung tâm y tế có chức năng khám bệnh, chữa bệnh thì cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện đa khoa hoặc phòng khám đa khoa
- Trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện của các cơ sở dịch vụ y tế thì được bổ sung quy mô và phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng.
Như vậy, cơ sở khám chữa bệnh phải tuân theo một trong các hình thức nêu trên nếu muốn cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh trên thị trường.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 16/2018/TT-BYT thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150 giường bệnh kế hoạch trở lên phải tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 30/2021/TT-BYT, thì khu vực pha chế, bảo quản và kiểm nghiệm thuốc được thiết kế phù hợp với quy mô pha chế, bảo quản và kiểm nghiệm (nếu có). Theo đó, đối với khu vực pha chế thì phải được bố trí riêng biệt và có diện tích phù hợp để thực hiện pha chế thuốc. Tương tự đối với khu vực bảo quản cũng phải được bảo quản trong các kho riêng biệt và khu vực kiểm nghiệm chất lượng thuốc phải được bố trí riêng, tách biệt với khu vực pha chế thuốc.
Như vậy, cơ sở khám chữa bệnh cần lưu ý là không được thiết kế khu vực pha chế thuốc chung với khu vực bảo quản và kiểm nghiệm thuốc.
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 15 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, cụ thể là không có hệ thống quản lý môi trường (hệ thống xử lý nước thải) thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Đây mức phạt được áp dụng với cá nhân có hành vi vi phạm, còn đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ được áp dụng gấp đôi theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này, cụ thể là từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, nếu cơ sở khám chữa bệnh không lắp đặt hệ thống xử lý nước thải thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tương ứng là từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Nếu bạn đang cần được tư vấn để hiểu rõ hơn về loại hình dịch vụ này, hãy liên hệ cho cho Luật sư Nguyễn Ngọc Phú - là Giám đốc điều hành Hãng luật NPLaw và là thành viên của Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh. Với nhiều năm kinh nghiệm, cùng vốn kiến thức pháp lý chuyên sâu của mình, Luật sư sẽ tư vấn và hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của bạn một cách cụ thể nhất. Để có thể liên hệ với Luật sư Công ty Luật Ngọc Phú vui lòng gửi yêu cầu về địa chỉ email: phu.nguyen@nplaw.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại: 0913449968.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn