TÌM HIỂU VỀ TRỌNG TÀI KINH TẾ

Trọng tài kinh tế là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, không phải tranh chấp kinh tế nào cũng thuộc thẩm quyền của Trọng tài. Theo đó, NPLaw xin gửi tới Quý khách hàng thông tin về trọng tài kinh tế thông qua bài viết dưới đây:

I. Thực trạng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài kinh tế hiện nay

Tại Việt Nam, hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài kinh tế đang dần phổ biến. Nó đem lại nhiều mặt tích cực, thêm sự lựa chọn cho đương sự về phương thức giải quyết tranh chấp. Tuy không còn là phương án giải quyết tranh chấp quá xa lạ nhưng số lượng các vụ việc được giải quyết tại Trọng tài kinh tế vẫn quá “khiêm tốn” so với số lượng các vụ việc tranh chấp được giải quyết tại Tòa án. Theo số liệu thống kê của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) năm 2022, VIAC đã tiếp nhận xử lý 292 vụ tranh chấp mới, tăng khoảng 8,15% số vụ tranh chấp so với năm 2021. Trong đó, các vụ việc tranh chấp trong nước chiếm tỷ lệ là 39,99%; tranh chấp có yếu tố nước ngoài chiếm 60,01% (bao gồm cả các vụ có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). So sánh với số liệu thống kê của ngành Toà án tại Báo cáo tổng kết công tác năm 2022, từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/9/2022 “…Các Tòa án đã thụ lý 16.661 vụ việc kinh doanh thương mại, đã giải quyết, xét xử được 11.775 vụ việc, đạt tỷ lệ 70,67%; trong đó, thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 15.130 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 10.483 vụ việc; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 1.383 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 1.172 vụ việc; thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 148 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 120 vụ việc.…”. Như vậy, so với số vụ giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của Toà án, thì con số mà Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) đang giải quyết không đáng kể. 

II. Một số quy định của pháp luật về trọng tài kinh tế

1. Khái niệm trọng tài kinh tế

Trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội - nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế; các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. Trọng tài kinh tế được tổ chức dưới hình thức trung tâm trọng tài kinh tế. Trung tâm trọng tài kinh tế chỉ được phép thành lập khi có ít nhất 5 trọng tài viên là sáng lập viên.

2. Đặc điểm của trọng tài kinh tế

Trọng tài kinh tế có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, trọng tài kinh tế là một tổ chức phi Chính phủ, hoạt động theo pháp luật và quy chế về trọng tài kinh tế. Nhà nước không can thiệp sâu vào các hoạt động của cơ quan trọng tài, nhưng sẽ thực hiện vai trò quản lý của mình thông qua hệ thống các quy định pháp luật, cũng như những tác động khác như tham gia điều ước quốc tế, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và cơ sở vật chất…

Đặc điểm của trọng tài kinh tếThứ hai, trọng tài là sự kết hợp của hai yếu tố thỏa thuận và tài phán. Trước tiên, trọng tài kinh tế chỉ có thẩm quyền giải quyết nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và được tiến hành theo quy định của pháp luật về trọng tài. 

Thứ ba, pháp luật của nhiều nước trên thế giới cũng như pháp luật Việt Nam đều ghi nhận sự hỗ trợ của Tòa án đối với việc tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế. Tòa án hỗ trợ trọng tài về các nội dung như: thông qua trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài kinh tế…

Thứ tư, trọng tài kinh tế tồn tại dưới hai hình thức cơ bản đó là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế.

Thứ năm, phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm và không thể kháng cáo trước bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Trọng tài chỉ xét xử một lần, phán quyết có giá trị chung thẩm, và nếu không bị hủy thì phán quyết sẽ được chuyển sang Cơ quan thi hành án.

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh tế được tiến hành theo trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 

3. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài kinh tế

Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài kinh tế, cụ thể: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.” Theo đó, Trọng tài chỉ có thẩm quyền trong trường hợp các bên có thỏa thuận.

4. Ưu điểm khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài kinh tế

Thực tiễn áp dụng pháp luật trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp bộc lộ một số ưu điểm như sau:

Thứ nhất, đây là phương thức giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc không công khai nếu các bên không có thỏa thuận khác. Đây là một ưu điểm mà bất cứ các bên tranh chấp đều coi trọng bởi nó hạn chế sự tiết lộ các bí quyết kinh doanh, phần nào giúp các bên giữ được uy tín trên thương trường.

Thứ hai, quyết định của Trọng tài là chung thẩm, vì vậy nó có giá trị bắt buộc với các bên và quyền kháng cáo trong trường hợp này bị vô hiệu. Việc xét xử tại Trọng tài thương mại chỉ diễn ra ở một cấp xét xử, điều này không giống với việc xét xử tại Tòa án là hai cấp. Chính vì vậy nó tạo tiền đề cho ưu điểm sau.

Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp phát sinh thông qua trọng tài thương mại thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo, đồng thời rút ngắn thủ tục tố tụng qua đó góp phần tiết kiệm được thời gian, công sức của các bên.

Thứ tư, trọng tài khi giải quyết tranh chấp nhân danh ý chí của các bên, không nhân danh quyền lực tự pháp của nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Theo đó, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do đó các bên có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ trọng tài nào để giải quyết tranh chấp của mình.

III. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài kinh tế

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài kinh tế được thực hiện như sau:

Bước 1. Nộp đơn khởi kiện

Theo quy định tại Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010, trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài cũng như những yêu cầu giải quyết tại Tòa án thì nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài thương mại. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc thì nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.

Căn cứ theo Điều 32 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này. Bên cạnh đó, bị đơn có quyền phản tố nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp. Đơn kiện lại của bị đơn phải được gửi cho Trung tâm trọng tài.

Bước 2. Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại

Hội đồng trọng tài thương mại luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, nếu các bên thỏa thuận được thì sẽ quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Còn trong trường hợp không thỏa thuận được thì một Hội đồng trọng tài được thành lập để giải quyết tranh chấp.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài kinh tếBước 3. Giải quyết tranh chấp và phán quyết cuối cùng

Hội đồng trọng tài thương mại mở phiên họp giải quyết tranh chấp triệu tập các bên tranh chấp nhằm mục đích để các bên thực hiện hòa giải, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, khi cuộc họp được mở ra trong trường hợp khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Sau đó, Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.

Giải quyết tranh chấp và phán quyết cuối cùngTrường hợp hoà giải không thành thì Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp. Kết quả giải quyết tranh chấp được thể hiện thông qua phán quyết của Hội đồng trọng tài. Theo quy định tại Điều 60 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số thắng thiểu số. Đối với trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Khi phán quyết trọng tài có hiệu lực, Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành theo phán quyết trọng tài thương mại. Khi hết thời hạn thi hành phán quyết, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.

IV. Một số câu hỏi thường gặp về trọng tài kinh tế

1. Thời hiệu khởi kiện bằng trọng tài kinh tế là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 33 Luật Trọng tài thương mại 2010, “Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.” Như vậy, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài được xác định là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị xâm phạm trong quan hệ thương mại trừ trường hợp luật quy định khác.

2. Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài kinh tế?

Địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài kinh tế được quy định tại Điều 11 Luật Trọng tài thương mại 2010, cụ thể:

  • Các bên có quyền thỏa thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.
  • Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác.

3. Có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài kinh tế sau khi phát sinh tranh chấp không?

Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài kinh tế, cụ thể: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.” Chiếu theo quy định trên, có thể thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài kinh tế sau khi phát sinh tranh chấp. 

V. Luật sư tư vấn về trọng tài kinh tế

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về trọng tài kinh tế mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn

 


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp