Xâm hại trẻ em là một vấn đề đáng để nhận được sự quan tâm bởi trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước. Sau đây hãy cùng tìm hiểu xâm hại trẻ em là gì thông qua bài viết dưới đây.
Hiện nay, xâm hại trẻ em là vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra trên toàn cầu, gây hậu quả nặng nề về tâm lý và sức khỏe cho các em nhỏ. Sự tăng cường giáo dục và phòng ngừa là cần thiết để giảm thiểu tình trạng này trong xã hội.
Căn cứ pháp lý: Khoản 5, Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định như sau:
"Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác."
Xâm hại tình dục trẻ em là một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật này.
Cũng theo Điều 25 Luật Bảo vệ trẻ em 2016 quy định về quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục sau đây: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.”
Trẻ em bị xâm hại tình dục, bao gồm (Nghị định 56/2017/NĐ-CP): Trẻ em bị hiếp dâm; trẻ em bị cưỡng dâm; trẻ em bị giao cấu; trẻ em bị dâm ô; trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Hiện nay, theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em như sau:
Như vậy, Bộ luật Hình sự hiện nay đã quy định 05 tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi. Tùy theo tính chất, mức độ, hành vi phạm tội mà tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 28 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bạo lực, bỏ rơi và có nguy cơ bị xâm hại khác.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
Theo đó, người không bảo mật thông tin tố giác hành vi xâm hại trẻ em có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Giải pháp phòng ngừa xâm hại trẻ em như sau:
- Tăng cường thông tin và tuyên truyền: Triển khai Nghị quyết 121/2020/QH14 và Chỉ thị 18/CT-TTg để gia tăng hiệu quả chính sách pháp luật phòng chống xâm hại trẻ em. Tập trung vào việc phổ biến thông tin qua các phương tiện truyền thông và mạng internet, lồng ghép thông tin từ Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em và đường dây nóng.
- Nâng cao năng lực cho tổ chức và cá nhân: Kiện toàn đội ngũ cán bộ, cộng tác viên truyền thông tại cơ sở và nâng cao trách nhiệm cộng tác giữa các đơn vị về phòng chống bạo lực tình dục.
- Xây dựng thiết chế gia đình bền vững: Tăng cường vai trò của người mẹ trong việc bảo vệ con cái và phối hợp với các tổ chức đảng, chính quyền, Hội phụ nữ, và Mặt trận Tổ quốc để xây dựng mô hình gia đình văn hóa, hạnh phúc.
- Lắp đặt camera và thực hiện các phong trào cộng đồng: Áp dụng hệ thống camera tại các địa điểm dễ xảy ra xâm hại trẻ em và thực hiện các phong trào như "Phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc" để bảo vệ trẻ em.
- Quản lý chặt chẽ các hoạt động nhạy cảm: Kiểm soát nghiêm các hoạt động như karaoke, massage, khách sạn, và các loại hình giải trí để ngăn chặn việc xâm hại tình dục trẻ em.
- Tăng cường quản lý hộ tịch và đăng ký kết hôn: Quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép kinh doanh và đăng ký kết hôn để phòng ngừa các trường hợp tảo hôn và tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.
- Xây dựng hệ thống quản lý "vùng nguy cơ": Sàng lọc và phát hiện các đối tượng có nguy cơ bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em, cung cấp can thiệp kịp thời và phân loại trẻ em yếu thế để đảm bảo an toàn cho trẻ em.
Việc cho trẻ em xem tranh, sách, truyện, phim khiêu dâm cũng là một hành vi xâm hại tình dục trẻ em, đây thuộc loại hành vi không tiếp xúc quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Chủ đề 7 Phần I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2885/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế.
Vậy hành vi xâm hại tình dục trẻ em có hai loại: các hành vi không tiếp xúc và các hành vi có tiếp xúc.
Trên đây là những thông tin xoay quanh đề tài xâm hại trẻ em. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về xâm hại trẻ em, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn