Tranh chấp về đất đai: Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp cho các trường hợp

Đất đai là loại tài sản đặc biệt, thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý và trao lại quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định. Trong nền kinh tế hàng hóa ngày nay, quyền sử dụng đất trở thành một loại một loại hàng hóa được trao đổi, lưu thông trên thị trường. Nền kinh tế phát triển, giá trị của quyền sử dụng đất ngày càng tăng do đó việc tranh chấp đất đai là không thể tránh khỏi. 

Tranh chấp đất đai và hướng giải quyết theo pháp luật

Tranh chấp đất đai và hướng giải quyết theo pháp luật.

Chính vì vậy để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chủ thể sử dụng đất cần phải hiểu rõ tranh chấp đất đai là gì? Những dạng tranh chấp đất đai thường gặp và cách giải quyết khi gặp phải tranh chấp đất đai

Tranh chấp về đất đai là gì?

Luật Đất đai năm 2013 đưa ra khái niệm về tranh chấp về đất đai tại khoản 24 Điều 3 như sau: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Có thể thấy khái niệm này khá rộng và không xác định rõ ràng đối tượng tranh chấp trong tranh chấp đất đai là gì?

Thực tế, có hai dạng tranh chấp thường gặp là tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai. Trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân, chủ thể chỉ được trao quyền sử dụng đất, do đó tranh chấp đất đai thực ra là tranh chấp quyền sử dụng đất, là sự mâu thuẫn, bất đồng trong việc xác định ai là chủ thể có quyền sử dụng đất. Tranh chấp liên quan đến đất đai có phạm vi rộng hơn, là các tranh chấp về quyền, nghĩa vụ trong giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,...

Trình tự, thủ tục giải quyết hai loại tranh chấp trên đều có sự khác biệt nhất định. Do đó, cần xác định đúng loại tranh chấp nhằm áp dụng phù hợp trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đúng theo quy định của pháp luật.

Các loại tranh chấp về đất đai thường gặp

Một số loại tranh chấp đất đai phổ biến thường gặp hiện nay bao gồm các dạng sau:

  • Tranh chấp xác định chủ thể có quyền sử dụng đất, loại tranh chấp này bao gồm các trường hợp như tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất trong trường hợp người có quyền sử dụng đất cho mượn, cho thuê quyền sử dụng, cho ở nhờ, nhưng nay người mượn, người thuê, người ở nhờ không chịu trả, hoặc quyền sử dụng đất được tặng cho nhưng nay người tặng cho đòi lại, hoặc do chính sách pháp luật của Nhà nước qua các thời kỳ mà quyền sử dụng đất được chia, cấp cho người khác nên đòi lại,…
  • Tranh chấp ranh giới thửa đất giữa các chủ thể sử dụng đất liền kề. Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ, tuy nhiên trong quá trình sử dụng đất ranh giới trong thực tế có thể bị xê dịch do yếu tố khách quan hoặc ý chí chủ quan của con người. Dẫn đến việc phát sinh tranh chấp quyền sử dụng đất phần bị xê dịch giữa các chủ thể có quyền sử dụng đất liền kề.

Các loại tranh chấp đất đai thường gặp

Các loại tranh chấp đất đai thường gặp.

  • Tranh chấp lối đi chung, lối đi chung được dùng cho các mảnh đất bị bao bọc và không có lối để đi ra đường công cộng. Việc có lối đi chung là một điều cần thiết và được pháp luật quy định. Tuy nhiên, những chủ thể có quyền sử dụng đất xung quanh phải cắt một phần đất để làm lối đi chung, do đó việc xảy ra tranh chấp là điều không thể tránh khỏi.

Các cách giải quyết về tranh chấp đất đất đai

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải. Trong trường hợp nếu không tự hòa giải được, các bên tranh chấp có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp mang tính bắt buộc đối với tranh chấp đất đai, là điều kiện để các bên tranh chấp có thể khởi kiện tại Tòa án nếu không thỏa thuận được cách giải quyết. 

Các cách giải quyết tranh chấp đất đất đai và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Các cách giải quyết tranh chấp đất đất đai và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.

Đối với các tranh chấp liên quan đến đất đai như: tranh chấp về quyền, nghĩa vụ trong giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là thủ tục bắt buộc.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về đất đai (Điều 203 Luật Đất đai 2013)

Trong trường hợp nếu hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã không thành thì có thể giải quyết theo các hướng như sau:

-  Trường hợp nếu tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

-  Trường hợp nếu tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trên đây là một số nội dung cơ bản về xác định tranh chấp đất đai và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo pháp luật hiện hành. Tuy nhiên thực tế tranh chấp đất đai rất đa dạng và rất khó xác định được việc tranh chấp đó có phải là tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật hay không và có thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước hay không.

Để được tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý về tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật hiện hành, hãy liên hệ đến ngay Hãng luật NPLaw, chúng tôi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng là ưu tiên, tiên quyết của NPLaw.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG SAU LY HÔN

    Mục lục Ẩn I. Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn 1.1 Hiểu thêm về tranh chấp tài sản II. Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn 2.1 Chia tài sản tranh chấp 2.1.1 Tài sản chung là gì? 2.1.2 Nguyên...
    Đọc tiếp
  • TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    TRƯỜNG HỢP TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ

    Theo quy định của pháp luật thì căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của một cá nhân, tổ chức là dựa vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và một số giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013....
    Đọc tiếp
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    TƯ VẤN PHÁP LÝ THỪA KẾ, ĐÃ CÓ NPLAW!

    Tư vấn pháp luật thừa kế hiện đang là một trong những dịch vụ phổ biến nhất của các đơn vị thực hiện chức năng tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Mỗi người chúng ta đều ít nhiều đang có liên quan đến quan hệ pháp luật về...
    Đọc tiếp
  • GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    Tranh chấp lao động là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng đó là việc giải quyết các tranh chấp lao động. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp lao động và giải...
    Đọc tiếp
  • TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

    Hiện nay, tranh chấp lao động là một vấn đề rất đáng quan tâm, khi mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về kinh tế, đời sống của người dân ngày càng tăng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp cạnh tranh hết sức khốc liệt....
    Đọc tiếp