Khi có tranh chấp xảy ra giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh thì người tiêu dùng có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau để để bảo vệ quyền lợi của mình. Vậy có các phương thức giải quyết tranh chấp nào giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh? Pháp luật quy định như thế nào đối với trình tự, thủ tục khởi kiện tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh?
Hiện nay, tranh chấp dân sự giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngày càng nhiều. Khi xảy ra tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng có thể sử dụng phương thức theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để bảo vệ quyền lợi của mình, gồm: Thương lượng, Hoà giải, Trọng tài và Toà án.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng rất phong phú và nằm trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài những quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nội dung này còn được quy định trong Bộ luật Dân sự. Để đảm bảo hiệu quả, người tiêu dùng nên ưu tiên thực hiện giải quyết theo phương thức thương lượng hoặc hòa giải trước khi sử dụng phương thức trọng tài hoặc khởi kiện ra tòa án.
Căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
- Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh là tổ chức, cá nhân thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:
Như vậy, tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh là những tranh chấp trong hoạt động mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được giải quyết thông qua các phương thức sau đây:
Đối với phương thức giải quyết tranh chấp là hòa giải, căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm:
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tổ chức khác có chức năng hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật có trách nhiệm công nhận, công bố Danh sách hòa giải viên đủ điều kiện theo quy định của Luật này và chỉ định các hòa giải viên tham gia thực hiện việc hòa giải theo yêu cầu của các bên.
Theo Điều 70 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vụ án mà bên khởi kiện là người tiêu dùng hoặc tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại Luật này. Tòa án giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo đó,
- Hồ sơ khởi kiện tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh:
- Thủ tục khởi kiện tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh như sau:
Nộp đơn khởi kiện: Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện và nộp cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về Nghĩa vụ chứng minh như sau:
- Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:
Theo quy định trên,người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại.
Tại Điều 73 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về Tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện
Theo khoản 1 khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 thì người nào có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường với nguyên tắc thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo quy định, có thể yêu cầu khoản bồi thường danh dự khi giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh, trình tự, thủ tục yêu cầu sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì hòa giải viên tham gia giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện sau:
Trường hợp tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh mà có người dân tộc thiểu số thì phải có ít nhất 01 hòa giải viên là người dân tộc thiểu số hoặc là người sử dụng thông thạo tiếng của dân tộc thiểu số đó. Trường hợp không có hòa giải viên đáp ứng yêu cầu tại khoản này thì các bên tham gia hòa giải tự bố trí phiên dịch hoặc đề nghị hòa giải viên bố trí phiên dịch, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật tranh chấp về tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Kế đó, quý khách có thể đưa ra quyết định lựa chọn Luật sư của NPLaw bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc là người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng.
Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về vấn đề tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn