Trường hợp nào được thực hiện hợp đồng tặng cho cổ phần?

I. Tìm hiểu về hợp đồng tặng cho cổ phần

Căn cứ Điều 457 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng tặng cho cổ phần là một loại hợp đồng tặng cho ghi nhận thỏa thuận giữa các bên về việc tặng cho tài sản, ở đây là cổ phần.

Xuất phát từ bản chất của công ty cổ phần là loại hình công ty đối vốn, hợp đồng tặng cho cổ phần được thực hiện tự do trừ một số trường hợp bị hạn chế. Việc này đã được quy định trong luật như sau:

Trường hợp nào được thực hiện hợp đồng tặng cho cổ phần?

Trường hợp nào được thực hiện hợp đồng tặng cho cổ phần?

Trường hợp 1: Tặng cho cổ phần phổ thông

Hợp đồng tặng cho cổ phần phổ thông được thực hiện tự do căn cứ khoản 1 Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020, trừ trường hợp bị hạn chế theo quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.

Hợp đồng tặng cho cổ phần phổ thông không được thực hiện tự do nếu trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Đại hội đồng cổ đông thông qua biểu quyết chấp thuận chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải là cổ đông sáng lập hoặc Điều lệ công ty có quy định hạn chế về việc chuyển nhượng cổ phần.

Trưởng hợp 2: Tặng cho cổ phần ưu đãi

Đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết: Căn cứ khoản 3 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2020, cổ phần ưu đãi biểu quyết không được tặng cho vì nó không được chuyển nhượng. Do vậy, hợp đồng tặng cho cổ phần không được áp dụng cho cổ phần ưu đãi biểu quyết.

Đối với cổ phần ưu đãi cổ tức: Điều 117 Luật doanh nghiệp 2020 không có quy định cấm chuyển nhượng hoặc tặng cho cổ phần ưu đãi cổ tức. Do vậy, hợp đồng tặng cho cổ phần ưu đãi cổ tức có thể được tự do thực hiện nếu không có hạn chế nào trong điều lệ công ty.

Đối với cổ phần ưu đãi hoàn lại: Điều 118, Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định cấm việc chuyển nhượng hay tặng cho cổ phần ưu đãi hoàn lại. Do vậy, hợp đồng tặng cho cổ phần ưu đãi cổ tức có thể được tự do thực hiện nếu không có hạn chế nào trong điều lệ công ty.

Pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể hình thức của hợp đồng tặng cho cổ phần, do vậy, hợp đồng tặng cho cổ phần có thể được thực hiện theo các hình thức khác nhau tùy theo nhu cầu và thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, vì hợp đồng tặng cho cổ phần là một giao dịch dân sự nên có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

Hợp đồng tặng cho cổ phần có hiệu lực cần đảm bảo được các điều kiện của một hợp đồng thông thường quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 sau đây:

Về chủ thể: Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng phải có năng lực hành vi và năng lực pháp luật. Bên tặng cho phải là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu hợp pháp cổ phần trong công ty; bên nhận tặng cho có thể là cá nhân hoặc tổ chức, nhưng phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty để nhận cổ phần.

Về nội dung, mục đích của hợp đồng: Nội dung và mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 

Về ý chí: Các bên tham gia giao kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện.

Pháp luật hiện hành chưa quy định hình thức của hợp đồng tặng cho cổ phần nên hình thức không phải là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Trong hợp đồng tặng cho cổ phần, trách nhiệm của các bên (bao gồm bên tặng cho và bên nhận tặng cho) được xác định như sau:

  • Đối với bên tặng cho:

Bên tặng cho có trách nhiệm đảm bảo thông tin về cổ phần được tặng cho là chính xác, bao gồm loại cổ phần, số lượng và quyền lợi liên quan. Ngoài ra, bên tặng cho phải cam kết rằng mình có quyền sở hữu hợp pháp đối với cổ phần và cổ phần không bị hạn chế trong việc chuyển nhượng.

  • Đối với bên nhận tặng cho:

Bên nhận phải tuân thủ các quy định trong Điều lệ công ty. Bên nhận có thể phải chịu các khoản thuế liên quan đến việc nhận cổ phần, như thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, bên nhận cần tuân thủ các nghĩa vụ khác được quy định trong hợp đồng.

  • Nội dung hợp đồng tặng cho cổ phần gồm những nội dung sau:

i. Thông tin về các bên: Tên, địa chỉ, số CMND/CCCD hoặc mã số thuế (đối với tổ chức) của các bên.

ii. Thông tin về cổ phần: Số lượng và loại cổ phần: Chỉ rõ số lượng và loại cổ phần (cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi, v.v.) được tặng cho; Mệnh giá cổ phần: Giá trị mệnh giá của cổ phần.

iii. Quyền và nghĩa vụ của các bên:

Trách nhiệm của bên tặng cho: Cung cấp thông tin chính xác về cổ phần, đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp, thực hiện thủ tục chuyển nhượng.

Trách nhiệm của bên nhận tặng cho: Chấp nhận cổ phần, thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có), tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

iv. Thời gian và phương thức thực hiện: Nội dung này xác định thời gian mà việc tặng cho sẽ có hiệu lực, chi tiết về cách thức chuyển nhượng cổ phần, bao gồm việc cập nhật trong sổ đăng ký cổ đông của công ty.

v. Điều khoản về tranh chấp: Cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, có thể là thương lượng, hòa giải hoặc thông qua tòa án.

vi. Cam kết và chữ ký: Các bên cần cam kết thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng và có chữ ký của đại diện các bên tham gia hợp đồng.

  • Nội dung quan trọng nhất:

Nội dung quan trọng nhất trong hợp đồng tặng cho cổ phần là quyền và nghĩa vụ của các bên bởi đây là phần cốt lõi xác định trách nhiệm và quyền lợi của từng bên, giúp hạn chế rủi ro và tranh chấp trong tương lai. 

Khi soạn thảo hợp đồng tặng cho cổ phần cần lưu ý một số điểm sau:

Thông tin trong hợp đồng cần rõ ràng, chính xác: đảm bảo thông tin về chủ thể, thông tin về cổ phần và ý chí tặng cho của người tặng.

Hình thức của hợp đồng phù hợp: để hạn chế rủi ro cao nhất thì các bên nên giao kết dưới hình thức bằng văn bản, việc công chứng tuỳ theo ý chí của hai bên.

Nội dung của hợp đồng cụ thể, phù hợp với các quy định của pháp luật, cần lưu ý các thỏa thuận quyền, nghĩa vụ và giải quyết tranh chấp.

Căn cứ khoản 5 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 thì cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác. Trừ trường hợp cổ phần tặng cho là cổ phần ưu đãi biểu quyết hoặc điều lệ công ty có quy định khác.

Căn cứ vào Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì hợp đồng tặng cho cổ phần có hiệu lực cần đảm bảo được các điều kiện về chủ thể (phải có năng lực hành vi và năng lực pháp luật; bên tặng cho phải là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu hợp pháp cổ phần trong công ty; bên nhận tặng cho có thể là cá nhân hoặc tổ chức, nhưng phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty để nhận cổ phần). Về nội dung, mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Về ý chí các bên tham gia giao kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện.

Pháp luật hiện hành không bắt buộc phải công chứng hợp đồng tặng cho cổ phần. Căn cứ theo Điều 458 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc động sản cần phải đăng ký. Vì vậy, nếu không công chứng thì hợp đồng tặng cho này vẫn có giá trị.

Căn cứ Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC, thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phần là thu nhập chịu thuế. Ngoài ra, căn cứ Điều 3 Thông tư này, trường hợp cha mẹ tặng cho cổ phần cho con không thuộc trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân. Như vậy, người nhận tặng cho, cụ thể ở đây là người con sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Cha mẹ tặng cho cổ phần cho con có phải đóng thuế, phí không?

Cha mẹ tặng cho cổ phần cho con có phải đóng thuế, phí không?

Nhằm đảm bảo tính hợp pháp, ghi nhận rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, giúp tránh tranh chấp và rủi ro pháp lý trong tương lai; việc hiểu rõ và thực hiện soạn thảo hợp đồng tặng cho cổ phần là vô cùng quan trọng. Quý khách có nhu cầu hỗ trợ về tư vấn và thực hiện soạn thảo hợp đồng tặng cho cổ phần liên hệ với công ty Công ty Luật TNHH NP để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.


CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Hotline: 0913 41 99 96

Email: legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Bài viết liên quan
  • THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DỄ DÀNG HƠN CÙNG NPLAW

    THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DỄ DÀNG HƠN CÙNG NPLAW

    Mục lục Ẩn I. Tìm hiểu về thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam 1.1 Thành lập doanh nghiệp là gì? 1.2 Loại hình doanh nghiệp 1.3 Lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp 1.4 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 1.5 Vốn điều lệ...
    Đọc tiếp
  • KHI NÀO CẦN THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH?

    KHI NÀO CẦN THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH?

    Trong quá trình hoạt động kinh doanh, đôi lúc doanh nghiệp sẽ có nhu cầu thay đổi một số một dung đăng ký doanh nghiệp. Vậy trường hợp nào cần nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đến cơ quan có thẩm quyền, trường...
    Đọc tiếp
  • Tìm hiểu về kỷ luật oan cùng NPLaw

    Tìm hiểu về kỷ luật oan cùng NPLaw

    Xử lý kỷ luật lao động là vấn đề khá phổ biến trong các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn với số lượng người lao động đông đảo. Có thể hiểu, xử lý kỷ luật lao động là quá trình mà người sử dụng lao...
    Đọc tiếp