Một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay đó chính là về việc vận tải hành lý khi đi du lịch, nghỉ dưỡng. Có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề này như điều kiện cần đáp ứng đối với hành lý là gì, trường hợp vận tải hành lý trễ thì doanh nghiệp vận tải có chịu trách nhiệm hay không? Tại sao hành lý mang theo không được thông qua?... và nhiều vấn đề liên quan. Hãy cùng NPLaw giải đáp các thắc mắc trên thông qua các nội dung dưới đây.
Hiện nay, việc vận tải hành lý đang được diễn ra phổ biến dưới các hình thức khác nhau như vận tải bằng hàng không, đường sắt,… Việc vận tải hành lý được diễn ra dưới sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mặt khác Nhà nước còn ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề trên. Do đó, việc vận tải hành lý được diễn ra một cách an toàn, thuận tiện và đáp ứng các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực thì việc vận tải hành lý cũng gặp một số vấn đề như thiếu sót trong công tác kiểm tra, giám sát, chậm trả hành lý cho khách hàng trong thời gian đã cam kết hoặc chất lượng vận tải không đáp ứng điều kiện và các vấn đề khác. Do đó, việc vận tải hành lý cần được các cơ quan, tổ chức quan tâm hơn và đầu tư để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Hành lý được hiểu theo nghĩa đơn giản là bao gồm túi xách, vali và các vật dụng để đựng đồ dùng cá nhân của hành khách trong khi các du khách đang quá cảnh. Theo quy định của pháp luật thì hành lý là vật phẩm mà hành khách mang theo trên cùng phương tiện hoặc gửi theo phương tiện khác.
Hành lý bao gồm hành lý xách tay và hành lý ký gửi. Trong đó, hành lý xách tay là hành lý của hành khách mang theo khi đi phương tiện, còn hành lý ký gửi là hành lý gửi trên các phương tiện.
Hiện nay có các phương thức vận tải hành lý như sau:
- Vận tải bằng đường bộ
- Vận tải bằng đường sắt
- Vận tải bằng đường thủy nội địa và đường biển
- Vận tải bằng đường hàng không
- Vận tải bằng đường ống
- Vận tải đa phương thức
Vận tải hành lý là hoạt động vận tải do các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh vận chuyển vật phẩm mà hành khách mang theo trên cùng phương tiện hoặc gửi theo phương tiện khác đến địa điểm đã thỏa thuận cho khách hàng.
Theo đó, bên vận tải sẽ chuyên chở hành lý cho khách hàng đến địa điểm đã thỏa thuận, còn khách hàng sẽ là người phải thanh toán cước phí vận tải hành lý cho bên vận tải.
Đối với vận tải hành lý bằng đường sắt: việc vận tải hành lý được quy định khá cụ thể và chi tiết tại Chương III từ Điều 11 đến Điều 17 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.
Đối với vận tải hành lý bằng đường hàng không: cụ thể từ Điều 143 đến Điều 150 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 sửa đổi, bổ sung 2014. Trong đó có quy định đối với việc hành lý được thanh lý trong trường hợp không có người nhận trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hành lý được vận chuyển đến địa điểm đến; hành lý mau hỏng có thể được thanh lý trước hạn nêu trên.
Trên đây là cơ sở pháp lý quy định của pháp luật đối với các phương thức vận tải hành lý phổ biến, ngoài hai phương thức trên thì còn có các phương thức vận tải hành lý khác như vận tải đường thủy nội địa,… Và quy định của pháp luật về vận tải hành lý đối với mỗi phương thức này được quy định khác nhau trong luật chuyên ngành.
Khi vận tải hành lý thì hành lý cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Hành lý là vật dụng, hàng hóa không thuộc loại bị nghiêm cấm vận chuyển.
- Hành lý xách tay phải có đồ chứa đựng đảm bảo an toàn hành lý, không để các tính chất, đặc tính tự nhiên của hàng hóa ảnh hưởng đến hành khách khác và được để đúng nơi quy định.
- Hành lý ký gửi phải đáp ứng các điều kiện:
+ phải được hành khách, người gửi hành lý ký gửi đóng gói chắc chắn theo đúng quy định của doanh nghiệp về kích thước, trọng lượng. Đảm bảo không bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển.
+ bên ngoài bao gói của hành lý ký gửi phải có các thông tin như họ tên, địa chỉ, số điện thoại của hành khách, người nhận hành lý ký gửi,…
NPLaw xin phép giải đáp một số thắc mắc của quý khách hàng dưới đây.
Hành khách sẽ không cần phải mua vé đối với hành lý xách tay trong phạm vi khối lượng và chủng loại theo quy định của doanh nghiệp vận tải. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu hành lý xách tay vượt quá số cân nặng cho phép thì hành khách cần phải mua vé theo quy định của doanh nghiệp.
Trong trường hợp hành lý ký gửi đến ga, đến bến trễ hơn so với thảo luận giữa hành khách với doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm báo tin kịp thời cho hành khách.
Trong trường hợp hành khách, người nhận hành lý ký gửi bị mất vé hành lý thì phải kê khai, khai báo các nội dung liên quan cần thiết theo sự hướng dẫn của doanh nghiệp, phải xuất trình một trong các giấy tờ theo quy định của pháp luật để được nhận hành lý.
Trên đây là một số nội dung cơ bản liên quan đến vận tải hành lý mà NPLaw đã phân tích cụ thể. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc về một trong số các nội dung trên thì có thể liên hệ ngay với NPLaw để kịp thời được giải đáp. Với đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm trong nghề thì chúng tôi cam đoan rằng sẽ giải quyết tất cả các thắc mắc của bạn và sẽ hỗ trợ bạn trong việc giải quyết các vấn đề về vận chuyển hành lý. Xin chân thành cảm ơn!
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ
Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343
Hotline: 0913 41 99 96
Email: legal@nplaw.vn